Thị trường hàng hóa
Trong nhiều thập kỷ, toàn cầu hóa đã làm tăng sự đa dạng và giảm chi phí thực phẩm. Giờ đây, đại dịch Covid-19, chiến tranh ở Ukraine và những gián đoạn toàn cầu khác đã làm rối loạn chuỗi cung ứng dẫn đến giá cả tăng đến chóng mặt.
Ước tính, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ lạm phát giá lương thực đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đồng thời, ở nhiều nơi khác, giá đó vượt xa mức giá tiêu dùng chung. Trong khi lạm phát lương thực đã hạ nhiệt trong những tuần gần đây, giá lương thực trên toàn cầu vẫn cao hơn 25% so với trước khi Covid-19 xảy ra vào đầu năm 2020, theo Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc.
Các yếu tố đẩy giá lên cao bao gồm: sự gián đoạn sản xuất và vận chuyển do đại dịch và tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với giá năng lượng và ngũ cốc. Mặc dù những vấn đề đó có thể giảm bớt và một số nhà cung cấp sẽ cố gắng tìm nguồn cung ứng gần hơn, dẫu vậy, giá cả sẽ thay đổi thường xuyên hơn.
Thực phẩm và đồ uống cũng giống như nhiều hàng hóa được sản xuất từ ô tô đến iPhone, thường bao gồm các linh kiện từ khắp nơi trên thế giới. Bánh pizza kiểu Mỹ có thể phủ giăm bông từ Tây Ban Nha và nước sốt Mexico. Rượu whisky Scotch đôi khi được làm bằng lúa mạch Ukraine. Nhìn chung, gần 1/4 xuất khẩu lương thực toàn cầu hiện có thành phần nước ngoài, theo dữ liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới.
Susan Wachter, giáo sư tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania chuyên nghiên cứu về lạm phát nhận định: “Khi mọi người nghĩ về thương mại toàn cầu hóa, họ không nghĩ rằng một trong những thành phần chính của toàn cầu hóa là chuỗi thực phẩm. Bà nói thêm: “Sự phức tạp ngày càng tăng của chuỗi thực phẩm trên khiến nguồn cung cấp thực phẩm rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung.
Dự kiến, trong những năm tới, giá lương thực sẽ tiếp tục biến động do tình trạng thiếu năng lượng, các vấn đề về nguồn cung đối với các mặt hàng nông nghiệp chủ chốt và giá phân bón cao. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán giá lương thực của Mỹ sẽ tăng từ 3% đến 4% trong năm tới, trên mức lịch sử.
Trong thời hiện đại, khối lượng và sự đa dạng của thực phẩm xuyên biên giới tăng vọt khi thế giới toàn cầu hóa. Theo Bộ Nông nghiệp, Hoa Kỳ đã nhập khẩu khoảng 18,3% giá trị thực phẩm và đồ uống vào năm 2020, tăng từ 13,2% vào năm 2008. Trên toàn cầu, tỷ lệ tiêu thụ lúa mì có nguồn gốc từ nước ngoài đã tăng lên 25% vào năm 2019 từ mức 17% vào năm 1995.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, vào năm 2019, một quốc gia có nhiều khả năng hình thành liên kết thương mại nông sản và thực phẩm trực tiếp với một quốc gia khác hơn 50% so với năm 1995.
Lợi ích to lớn trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất lương thực, toàn cầu hóa và chi phí vận chuyển thấp hơn đều giúp mở rộng sự lựa chọn và giữ giá cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng đôi khi có thể bảo vệ chống lại sự biến động giá cả. Chẳng hạn, một quốc gia bị mất mùa có thể nhờ đến phần còn lại của thế giới để tăng nguồn cung của mình.
Tuy nhiên, các sự kiện trong những năm gần đây đã phơi bày những rủi ro đối với chuỗi thực phẩm toàn cầu hóa. Khi Covid-19 tấn công vào đầu năm 2020, các địa điểm sản xuất thực phẩm, biên giới và trang trại phải đóng cửa trong khi chi phí vận chuyển tăng do tắc nghẽn cảng và thiếu container và phương tiện vận tải.
Vào cuối năm ngoái, 90% các công ty thực phẩm và đồ uống của Châu Âu và Hoa Kỳ chia sẻ họ đã gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đảm bảo đầu vào và đưa sản phẩm ra thị trường.
Cuisine Solutions, một nhà sản xuất thực phẩm đóng gói chân không có trụ sở tại Virginia, thường trả khoảng 3.000 USD để thuê một công-ten-nơ vận chuyển nguyên liệu từ châu Á đến Mỹ trước đại dịch. Con số đó đã lên tới 30.000 đô la trước khi ổn định ở mức khoảng 4.500 đô la bây giờ.
Với nguồn cung cấp tài xế xe tải ngắn hơn so với trước đại dịch, chi phí vận chuyển công-ten-nơ đó từ cảng Baltimore đến một trong những nhà máy của công ty ở Pennsylvania đã tăng gấp ba lần lên 4.500 đô la. Trong khi đó, con cá pirarucu khổng lồ của Amazon mà công ty đã nhập khẩu trong nhiều năm để phục vụ các bữa ăn trên máy bay hạng thương gia trở nên đắt đỏ đến mức công ty phải ngừng giao dịch.
Felipe Hasselmann, giám đốc điều hành của Cuisine Solutions giãi bày: “Mọi thứ đang hoạt động hoàn hảo thì đại dịch xảy ra”
Brexit là một ví dụ khác về sự thay đổi chính trị và kinh tế có khả năng gây ra những rủi ro lâu dài cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Cuộc bỏ phiếu ban đầu của Vương quốc Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu đã dẫn đến sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh và việc rời khỏi thực tế vào năm 2020. Cả hai đều làm cho thực phẩm nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Người tiêu dùng sẽ không đánh mất sở thích của họ đối với ẩm thực toàn cầu giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết họ nên mong đợi những đợt biến động tiếp theo vì các sự kiện đột phá làm tổn hại đến chuỗi cung ứng, ảnh hưởng không nhỏ đến giá thực phẩm.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm