Thị trường hàng hóa
Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc, giá thức ăn chăn nuôi đã tiếp tục tăng từ 5.000-10.000 đồng/bao so với tháng Tư. Theo đó, giá thức ăn dành cho lợn thịt dao động từ 355.000-400.000 đồng/bao 25 kg, tăng 10.000 đồng. Thức ăn dành cho gà thịt từ 350.000-370.000 đồng/bao 25 kg, tăng 5.000 đồng. Bột cám, bột ngô lần lượt có giá 8.600 và 9.200 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg…
Như vậy, chỉ tính từ đầu năm 2020, giá thức ăn chăn nuôi đã có đến 5 lần tăng giá. Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến nay, thức ăn chăn nuôi đã có 2 lần tăng giá liên tiếp. Theo giải thích từ phía các công ty sản xuất, nguyên nhân chính dẫn đến việc giá thức ăn chăn nuôi tăng “nóng” là do nguyên liệu khan hiếm cộng thêm chi phí vận chuyển không ngừng đội lên nên giá thành phẩm tăng theo.
Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz và Công ty TNHH CJ Vina Agri đã chính thức gửi thông báo đến các đại lý về việc tăng giá sản phẩm. Theo đó, hai đơn vị này sẽ tăng giá sản phẩmthức ăn chăn nuôi từ 300-400 đồng/kg (tùy loại). Ngoài hai đơn vị trên, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác cũng đã gửi thông báo tăng giá đến các đại lý. Lý do được các công ty đưa ra là tình hình giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng đều trong thời gian vừa qua. Như vậy, đây là lần điều chỉnh tăng giá thứ 6 trong năm nay và là lần thứ 17 kể từ năm 2020 đến nay.
Công ty TNHH Emivest Feedmill cho biết đơn vị này cũng sẽ tăng giá thức ăn chăn nuôi thêm 400 đồng/kg đối với thức ăn đậm đặc và thức ăn cho lợn (heo) con; tăng 300 đồng/kg đối với tất cả các sản phẩm còn lại. Tương tự, Công ty GreenFeed cũng đã thông báo tăng 400 đồng/kg đối với thức ăn chăn nuôi cho vịt đẻ 3154 và các mã sản phẩm cám lợn thịt 9464-H464-9484-H484; nhóm thức ăn đậm đặc cho lợn và gia cầm cũng tăng 400 đồng/kg. Doanh nghiệp cũng tăng giá 300 đồng/kg đối với tất cả các sản phẩm còn lại.
Trước đó, từ 1.7.2022, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai cũng đã tăng giá 400 đồng đối với dòng sản phẩm dành cho lợn con, tăng 300 đồng/kg đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn lại.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để giúp giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, Bộ NNPTNT sẽ tăng cường các kênh theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới. Đồng thời Bộ cũng sẽ có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh để tình trạng tăng giá đột biến gây thiệt hại cho người sản xuất.
Ngoài ra, Bộ sẽ dựa trên cơ sở đó xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi; nghiên cứu hướng dẫn áp dụng các loại nguyên liệu thay thế, phụ phẩm trong nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi nhằm đa dạng nguồn nguyên liệu và hạn chế phụ thuộc thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người chăn nuôi gia súc, gia cầm đối diện với nhiều khó khăn. Chia sẻ với báo chí, chủ trang trạng nuôi lợn tại Gia Viễn, Ninh Bình chia sẻ: “Trước đây đàn lợn của tôi trên 100 con, nhưng giờ giá thức ăn tăng cao quá nên tôi giảm đàn lại. Để nuôi được 1 lứa lợn đến xuất chuồng sẽ phải mất từ 3,5-4 tháng và tốn khoảng 9-10 bao thức ăn. Với giá trung bình 350.000 đồng/bao 25kg thì tới khi bán đã tốn trên 3,5 triệu đồng tiền thức ăn, chưa kể tiền con giống, tiền thuốc… Nếu tính mức giá lợn hơi hiện tại khoảng 5,5 triệu đồng/tạ thì người nuôi cầm chắc lỗ. Chỉ có những hộ có lợn con sẵn từ việc nuôi lợn nái thì may ra còn lãi.
Theo nhận định nếu giá thức ăn chăn nuôi còn duy trì ở mức cao như hiện nay thì tình trạng treo chuồng sẽ diễn ra phổ biến hơn. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của nông hộ ở địa phương. Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, cho biết thức ăn chăn nuôi tăng giá không chỉ tác động đến chăn nuôi heo mà cả chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay, để tiết giảm chi phí, ngành khuyến cáo bà con tăng cường phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu rủi ro.
Với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng nhiều lần làm cho lợi nhuận người chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm mạnh, thậm chí đối mặt nguy cơ phá huề hoặc thua lỗ. Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Việc giá thức ăn chăn nuôi tăng trong thời gian qua đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm