Thị trường hàng hóa
Với thép Hòa Phát, trong vòng hơn một tháng, thép Hoà Phát đã giảm 1,2-1,3 triệu đồng mỗi tấn.
Tại miền Bắc, giá thép hôm nay 19/10 ghi nhận thép Hòa Phát với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm giá, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Tại miền Trung, thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ (VAS), với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Tại miền Nam, thép Việt Mỹ (VAS), dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng xuống mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg - giảm 310 đồng.
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Hiện với mức này, giá thép hiện nay đã tương đương giai đoạn cuối năm 2020 – thời điểm triển vọng thị trường thép ghi nhận nhiều khó khăn.
Chuyên gia phân tích của Steel Online cho rằng giá vật liệu xây dựng này biến động mạnh do nhiều nguyên nhân. Thời gian trước, giá tăng do giá phế liệu, xăng dầu, than tăng cùng với nhu cầu cao. Ngoài ra, thị trường còn đối mặt với việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu quốc tế và chuỗi cung ứng, Trung Quốc hạn chế sản xuất do vấn đề về môi trường...
Trong khi đó, gần đây thép giảm giá trở lại vì kinh tế vĩ mô thế giới đang trên đà suy thoái, chính sách tiền tệ và các điều kiện kinh tế - chính trị khác biến động.
Đại diện Steel Online nhận định, nguyên nhân chính là nhu cầu trong nước đang kém và sắp tới rất kém. Tình hình xuất khẩu hiện tại cũng đi lùi hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Việc giá thép quay về mức phù hợp với nền kinh tế sẽ giúp ổn định hiệu suất đầu tư, tránh thiệt hại cho các nhà thầu, kích cầu đầu tư xây dựng. Nhưng do khan hiếm tiền mặt và "room" tín dụng hạn chế, bất động sản vẫn gặp khó, dẫn tới nghành thép chịu ảnh hưởng nhất định.
Về triển vọng ngành thép nửa cuối năm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định chưa nhìn thấy tin hiệu khả quan. VCBS dự đoán giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng thấp như hiện nay trong nửa cuối năm do nhu cầu chưa hồi phục. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện hữu và giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm giá bán. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng diễn ra tương tự vì chịu áp lực giảm giá theo giá thị trường thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong quý II làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để giải phóng nhanh hàng tồn kho.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu sử dụng thép trong nước đang ở mức thấp, xuất khẩu giảm mạnh do giá cao hơn giá khu vực. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong tháng 9.2022 sản lượng thép xây dựng có sự phục hồi, đạt 1.095.745 tấn, tăng 11,91% so với tháng trước và tăng 47,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, sản lượng bán hàng đạt 920.248 tấn, giảm 21,91% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 113.158 tấn, giảm 47,9% so với tháng 9.2021.
Từ cuối tháng 8.2022 các nhà máy thép xóa bỏ chính sách bảo lãnh giá tăng nhẹ trong nửa đầu tháng 9 khi thị trường thép xây dựng khởi sắc hơn các tháng trước, các nhà thương mại và cửa hàng đã tái tạo tồn kho vốn đã giảm xuống mức rất thấp trước đây. Song nhu cầu sử dụng thép trong nước thực tế ở mức thấp, hơn nữa xuất khẩu giảm nhiều do giá cao hơn giá khu vực.
Các yếu tố trên khiến sản lượng bán hàng tháng 9 giảm mạnh, giảm 16,45% so với tháng đối diện mức lỗ lớn do tồn kho cao ở mức giá cao và đối diện mức lỗ lớn hằng tháng.
Trong bối cảnh ngành thép khó khăn, Pomina - Công ty hiện chiếm 4,29% thị phần đã vừa phải dừng hoạt động lò cao. Hòa Phát nhà sản xuất thép dẫn đầu thị trường với 35,78% thị phần cũng bị giảm sản lượng tiêu thụ trong tháng 9, điều ít xảy ra trong các chu kỳ giá xuống gần đây.
Tại Châu Âu, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới ArcelorMittal cũng đã ngừng hoạt động các lò cao ở Đức, Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha và dự báo sản lượng ở Châu Âu sẽ thấp hơn 17% so với năm ngoái.
Đặc biệt, giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý II và quý III đến nay liên tục giảm với mức giảm 50% so với quý I/2022, đã khiến các doanh nghiệp thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm