Thị trường hàng hóa
Đó là nhận định của ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư bất động sản NAC, bởi thời gian qua, thị trường Hà Nội ghi nhận tốc độ tăng giá cao và nhanh vượt cả TP.HCM.
Theo đó, chung cư trung cấp sẽ có mức giá từ 35-40 triệu/m2, cao cấp vào khoảng 70-80 triệu đồng/m2 và cao hơn là 120-130 triệu đồng/m2. Đây là giá cơ bản hàng hoá của TP.HCM trong hai năm qua.
Với việc tiệm cận giá thị trường như vậy, người dân cũng phải làm quen với mức giá 7-8 tỷ đồng một căn hộ chung cư 80-90m2 trong nội đô.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2023 đến nay, lượng đầu cơ giao dịch ở phân khúc chung cư tăng rất nhanh.
Ghi nhận từ khảo sát của đơn vị, theo ông Duy, lượng người mua chung cư để đầu tư với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao nữa chiếm khoảng 60%.
Giá rao bán bất động sản ở hầu hết phân khúc đều bị đẩy lên cao, nhưng ghi nhận tại một số phòng công chứng ở Hà Nội, giao dịch thực tế không tăng mạnh. Trong khi, môi giới báo giá tăng theo tuần thì không ít người bán vẫn chật vật chờ cả tháng chưa tìm được khách mua.
Thực tế, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản không “sốt” như đồn thổi.
Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội thông tin, trong 5 tháng qua, đăng ký biến động đất đai (gồm mua bán nhà chung cư và thổ cư) trên toàn thành phố không có nhiều biến động, không có sự tăng trưởng đột biến.
Từ tháng 11/2023-3/2024, trên toàn thành phố, đăng ký biến động đất đai cao nhất vào tháng 11 năm ngoái với hơn 22.000 hồ sơ tiếp nhận giải quyết. Thấp nhất là thời điểm Tết Nguyên đán (tháng 2/2024) với gần 11.000 hồ sơ.
Sau Tết, đến tháng 3, đăng ký biến động đất đai trở về ổn định như các tháng trước đó với hơn 18.000 hồ sơ.
Có thể thấy, cuộc rượt đuổi liên tục về mặt bằng giá là tin tích cực với giới đầu tư, xong lại trở thành cơn “ác mộng” của người mua nhà ở thực.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm