Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:40 15/07/2023

Giá lương thực nội địa tăng vọt, Ấn Độ cân nhắc cấm xuất khẩu phần lớn gạo

Theo hãng tin Bloomberg, Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo của nước này trong bối cảnh giá gạo nói riêng, giá lương thực nói chung tại nước này tăng cao từ đầu năm đến nay.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu và chiếm thị phần lớn trong phân khúc gạo giá rẻ. (Đồ hoạ: Reuters)

Hãng tin Bloomberg vừa dẫn một số nguồn tin cho biết Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc việc cấm xuất khẩu tất cả loại gạo không phải là gạo Basmati trong bối cảnh giá gạo trên thị trường nội địa liên tục tăng cao. Dữ liệu của Bộ Lương thực Ấn Độ cho thấy giá gạo bán lẻ tại vùng thủ đô Delhi của nước này đã tăng 15% kể từ đầu năm đến nay, và tăng trung bình 8% trên cả nước.

Việc giá lương thực, thực phẩm tăng cao đối với 1,4 tỷ người dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của đảng cầm quyền tại Ấn Độ. Trong năm ngoái, nước này đã cấm xuất khẩu lúa mì, hạn chế xuất khẩu đường, cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế lên tới 20% đối với các loại gạo xuất khẩu khác để kiềm chế giá lương thực.

Giới quan sát nhận định việc Ấn Độ cấm xuất khẩu tất cả loại gạo không phải là gạo Basmati sẽ tác động đến 80% lượng gạo xuất khẩu của nước nay. Ấn Độ hiện chiếm đến 40% tổng lượng gạo được xuất khẩu trên toàn cầu. Do đó, điều này chắc chắn sẽ đẩy giá gạo thế giới tăng lên cao hơn.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan hiện ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. (Đồ hoạ: Reuters)

 

Chỉ số giá gạo toàn cầu của Liên Hợp Quốc hiện ở mức cao nhất 11 năm trở lại đây khi hàng loạt quốc gia đẩy mạnh nhập khẩu trước rủi ro thiếu nguồn cung gạo dưới tác động của hiện tượng El Nino. Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ hiện ở mức cao nhất 5 năm qua. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan hiện cũng ở mức cao nhất 2 năm trở lại đây.

Xem thêm bài viết: "Giá gạo toàn cầu lập đỉnh 11 năm nhưng có thể còn tăng thêm 20%" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Hiện Ấn Độ đang cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, các nước nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Senegal và Bờ Biển Ngà. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu các loại gạo có thể tác động mạnh nhất đến các quốc gia tại khu vực châu Phi - vốn phục thuộc nhiều vào các loại gạo giá rẻ của Ấn Độ.

Giới quan sát hiện cảnh báo giá gạo xuất khẩu trên toàn cầu có thể tăng thêm 20% trong thời gian tới nếu như thị trường chứng kiến bất kỳ sự thu hẹp nguồn cung nào. Hiện tượng El Nino có thể tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác lúa gạo của nhiều quốc gia, từ đó khiến sản lượng toàn cầu sụt giảm, đồng thời, khiến nhu cầu nhập khẩu tăng lên. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), hiện tượng El Nino đã xuất hiện và phát triển tại vùng nhiệt đới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau 7 năm.

Các nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới như Indonesia và Philippines đang tăng tốc nhập khẩu gạo với các đơn hàng lớn nhằm đảm bảo kho dự trữ trước các rủi ro thiếu hụt lương thực.

Đọc thêm

Xem thêm