Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo hôm nay 5/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau nhiều phiên điều chỉnh tăng. Hiện lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 6.300 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg. Nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp Long An khô 8.700 – 9.100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.500 – 9.550 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 10.200 - 10.250. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm ổn định ở mức 9.7090 - 10.000 đồng/kg,cám khô ở mức 8.700 – 8.800 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo vững so với ngày hôm qua. Các kho mua ổn định, thương lái hỏi mua đều. Trong tuần qua, giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao khi nhu cầu mua vẫn khá trong khi nguồn cung vụ thu đông hạn hẹp. Thị trường lúa thu đông giao dịch đều, giá lúa thu đông các loại tiếp tục xu hướng nhích so với tuần trước.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Theo các doanh nghiệp, hiện nay các hợp đồng ký mới đều cao hơn các hợp đồng cũ nhưng doanh nghiệp vẫn không có lời là do nhiều doanh nghiệp không mua đủ hàng, vì nguồn cung trong nước đang cạn buộc họ phải đẩy giá gạo lên để hút hàng về, khiến giá gạo trong nước sẽ bật tăng. Đó là nguyên nhân giá gạo trong nước tăng nhanh hơn giá gạo xuất khẩu.
Bản chất của vấn đề là do đầu năm có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng rất ít, vì vậy tâm lý chung là khi thấy giá gạo xuất khẩu tăng lên và có hợp đồng mới thì có nhiều người ký bán, nhưng họ không ngờ giá gạo trong nước lại lên nhanh hơn giá gạo xuất khẩu.
Khi lượng hợp đồng ký cao hơn lượng hàng có thật trong nước và khi doanh nghiệp cần hàng để giao cho đối tác buộc phải đẩy giá lên để huy động, tất nhiên giá nội địa sẽ phải cao hơn giá gạo xuất khẩu. Song, giá gạo sẽ dần ổn định trở lại khi Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ thu hoạch rộ vụ Thu Đông và nguồn hàng trên thị trường có trở lại.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm