Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo hôm nay 16/10 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp khô Long An 8.600 – 9.000 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua ở mức 5.500 – 5.700 đồng/kg, lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.500 -5.700 đồng/kg; lúa IR 504 5.300 – 5.500 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.000 đồng/kg, gạo thành phẩm 9.600 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm duy trì ở mức 9.300 đồng/kg; cám khô ổn định ở mức 8.250 – 8.300 đồng/kg.
Trong tuần qua giá gạo trong nước và xuất khẩu liên tục điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch sôi động hơn. Nguyên nhân là do hiện nay các khách hàng Trung Quốc và Philippines đang tiếp tục đẩy mạnh thu mua gạo nhằm bù đắp lượng thiếu hụt trong nước.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 438 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 418 USD/tấn.
Nhiều doanh nghiệp dự báo, thị trường gạo quý 4 sẽ tiếp tục sôi động nhờ nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước, nhất là tại 2 thị trường trọng điểm Philippines và Trung Quốc, nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao cho đến thu hoạch vụ Thu Đông thậm chí sang vụ Đông Xuân.
Bức tranh cung cầu của thị trường gạo đang thiên về một xu hướng tăng trong giai đoạn quý IV/2022 và đầu năm 2023. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á - nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm