Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:25 15/04/2023

Giá lúa gạo hôm nay 15/4: Tiếp đà tăng 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 15/4 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục điều chỉnh tăng 100 đồng/kg với lúa IR 504. Thị trường lúa gạo sôi động.

Giá lúa gạo hôm nay 15/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục điều chỉnh tăng 100 đồng/kg với lúa IR 504. Theo đó, tại kho An Giang lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg.

Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, Nàng hoa 9 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; hiện lúa Đài thơm 8 6.600 – 6.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; nếp tươi Long An ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; giá lúa nếp tươi An Giang ở mức 6.200 - 6.300 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm hôm nay duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ổn định ở mức 9.300 đồng/kg, giá gạo thành phẩm dao động quanh mức 10.400 – 10.450 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay tiếp đà tăng

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động quanh mốc 9.100 đồng/kg; cám khô duy trì ở mức 7.200 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay gạo nguyên liệu về ít, giá gạo có xu hướng tăng trở lại. Giá lúa tươi bình ổn, lúa nếp giảm, giá lúa hè thu sớm ở mức cao. Riêng lúa, gạo Japonica tiếp tục hút hàng, nguồn ít lại. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lúa Đông Xuân vãn đồng tại nhiều địa phương.

Trong tuần qua, giao dịch gạo nội địa tốt, mặt bằng giá các chủng loại gạo cao hơn từ 200 – 300 đồng/kg so với cuối tuần trước. Giá lúa Đông Xuân điều chỉnh tăng từ 100 – 300 đồng/kg với một số loại lúa. Nhu cầu lúa Hè thu nhiều, nông dân chào giá lúa Đài thơm 8, OM 18 tăng nhẹ.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, gạo 5% tấm đang ở mức 473 USD/tấn; gạo 25% tấm 453 USD/tấn.

Trên thị trường gạo châu Á, giá gạo tăng tại các quốc gia xuất khẩu hàng đầu. Tại Bangladesh, giá gạo nội địa tăng lên.

Sau khi chính thức công bố nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2023, Chính phủ Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu cho Cơ quan Hậu cần quốc gia ( Tập đoàn Bulog) triển khai mua dự trữ gạo trong năm nay.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, xét về năng lực cung cấp và khả năng giao hàng của doanh nghiệp Việt Nam không có gì để nghi ngờ. Trong đó, đơn vị đứng top đầu phải kể đến Tổng công ty Lương thực Miền Nam – Công ty Cổ phần (Vinafood 2), họ là doanh nghiệp rất có kinh nghiệm trong các hợp đồng G2G với Indonesia.

Được biết, trước tín hiệu tăng nhập khẩu gạo từ các thị trường trọng điểm như Indonesia, Philippines… Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng với giá cả phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết lúa, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi.

 

Đọc thêm

Xem thêm