Thị trường hàng hóa
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thành công của châu Âu là nửa vời. Lục địa già đã bất chấp chi tiền để mua khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) trên thị trường giao ngay, điều này khiến nhiều quốc gia khác không thể mua được nhiên liệu, đặc biệt là Pakistan và Bangladesh.
Chia sẻ với Reuters, nhà phân tích cấp cao Jacob Mandel của Aurora Energy Research nói: “Chúng tôi không cho rằng việc lấp đầy kho dự trữ nhiên liệu sẽ tốn kém vào mùa hè tới như năm ngoái”. Ông nói thêm: “Năm ngoái, các công ty phải chạy đua để mua nguồn cung giao ngay trong thế bị động, tuy nhiên nếu lên các phương án đối phó, tình hình sẽ không mấy rối ren”.
Tháng 8 năm ngoái, giá khí đốt trên thị trường châu Âu chạm đỉnh 340 euro mỗi megawatt giờ (~360 đô la). Để ngăn chặn điều này lặp lại, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua cơ chế trần giá - kích hoạt khi giá khí đốt lên tới 180 euro mỗi MWh, tương đương 190 USD.
Ngoài ra, khối cũng có kế hoạch mua khí đốt chung trên thị trường toàn cầu nhằm đảm bảo các quốc gia thành viên không trở thành đối thủ cạnh tranh và những nước giàu hơn không lấp đầy các kho chứa của họ bằng chi phí của những nước nghèo hơn.
Tuy nhiên, nhu cầu LNG của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trở lại trong năm nay, làm gia tăng cạnh tranh về nguồn cung vốn đã hạn chế. Theo các nhà phân tích của Energy Intelligence, nhu cầu LNG của Trung Quốc sẽ tăng 3 triệu tấn vào năm 2023, nhưng châu Âu vẫn là thị trường “béo bở” được nhiều nhà cung cấp lựa chọn.
"Đối với mùa đông này, có thể nói rằng châu Âu đã vượt qua khó khăn nếu không có bất ngờ nào ập đến vào phút cuối. Nhưng câu hỏi đặt ra là...điều gì sẽ xảy ra vào mùa đông tới ?"
Câu hỏi trên đến từ người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Fatih Birol bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi đầu tháng.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Birol gióng hồi chuông cảnh báo về tình trạng năng lượng “bình lặng quá sớm” ở châu Âu.
"Mặc dù chúng tôi có đủ kho cảng nhập khẩu LNG, nhưng không chắc EU có đủ khí đốt để mua, mùa đông tới sẽ không dễ dàng đối với châu Âu", ông Birol nói, lặp lại những bình luận trước đó rằng lục địa này phải đối mặt với tương lai thiếu hụt nguồn cung lớn do sự biến mất của khí đốt Nga.
Trung Quốc đang trở lại hoạt động kinh doanh như thường lệ, điều đó có nghĩa là nhu cầu khí đốt cao hơn, trong khi tại Hoa Kỳ, các công ty khai thác khí đốt đang giảm sản lượng vì giá khí đốt của Mỹ đang ở mức gần mức thấp kỷ lục.
Trên hết, như một số nhà phân tích thị trường, kho chứa khí đốt của EU không đáp ứng 100% lượng tiêu thụ. Trên thực tế, tổng dung lượng lưu trữ trong khối đáp ứng khoảng 1/4 tổng nhu cầu khí đốt.
Bên cạnh đó, khả năng lưu trữ khí đốt được phân bổ không đồng đều giữa các quốc gia thành viên, vì vậy trong khi một số quốc gia có thể đáp ứng gần 100% nhu cầu về khí đốt từ kho chứa, thì Đức lại không thể. Vì vậy, quốc gia này đang xây dựng các cảng nhập khẩu LNG.
Tuần này, Argus đã báo cáo rằng nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu có kế hoạch trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, với công suất gần 71 triệu tấn. Đó cũng chính là lý do khiến nước Đức đã từ chối ký các thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn với Qatar vì các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của nước này. Tuy nhiên, quốc gia này có thể sớm trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tất cả những diễn biến mới nhất trong không gian khí đốt tự nhiên của châu Âu cho thấy rằng EU sẽ phải tiếp tục trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt trong năm tới.
Các chính phủ có thể sẽ tiếp tục bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất bằng quỹ nhà nước. Đó là rất nhiều chi phí bổ sung không cần thiết chỉ hai năm trước đây và là động lực lạm phát dai dẳng cho các nền kinh tế châu Âu.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm