Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Theo đó, tại Yên Bái và Lào Cai ghi nhận mức giá heo hơi thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên. Thương lái tại các tỉnh, thành còn lại vẫn thu mua heo hơi ổn định trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá thấp nhất trong khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Các tỉnh/thành còn lại, giá heo hơi giữ mức 52.000 đồng/kg.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam đi ngang và dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg. Trong đó, tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Bạc Liêu đang cùng thu mua heo hơi với giá cao nhất là 53.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Bến Tre tiếp tục được giao dịch với giá thấp nhất là 50.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại neo tại mức 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 30/12
Khu vực |
Địa phương |
Mức giá cao nhất/thấp nhất (đồng/kg) |
Miền Bắc |
Bắc Giang, Hưng Yên |
54.000 |
Yên Bái, Lào Cai |
51.000 |
|
Miền Trung – Tây Nguyên |
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng |
52.000 |
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Ninh Thuận |
51.000 |
|
Miền Nam |
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu |
53.000 |
Bến Tre |
50.000 |
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kể từ tháng 10/2020, giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng rất mạnh, trong đó giá nguyên liệu sản xuất tăng từ 7-27%, giá thức ăn thành phẩm tăng 14% so với trước.
Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh, biến đổi khí hậu làm chi phí vận chuyển, chi phí logistics tăng cao. Cùng với đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập trong việc kết nối giữa sản xuất và thị trường.
Khâu kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập, khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất - đây là bất cập lớn cần phải được giải quyết. Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng năm 2023, ngành chăn nuôi vẫn đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,5-4,0%; sản lượng thịt hơi 7,27 triệu tấn (trong đó sản lượng thịt heo hơi 4,5 triệu tấn); sản lượng trứng 19,1 tỷ quả; sản lượng sữa trên 1,25 triệu tấn; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 21,0 triệu tấn...
Để đạt được mục tiêu trên, năm 2023, ngành chăn nuôi sẽ thực hiện các giải pháp điều hành quản lý, theo đó ngành chủ động tham mưu và chỉ đạo tích cực các giải pháp điều hành quản lý, phát triển sản xuất giúp ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm