Thị trường hàng hóa
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng 1.000 đồng/kg ở vài nơi, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Bắc Giang, Hưng Yên và Phú Thọ cùng lên mức 63.000 đồng/kg, ngang với Hà Nội – cao nhất khu vực.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định. Trong đó, ngoại trừ Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình thu mua heo hơi ở mức 61.000 đồng/kg; các địa phương khác ở mức 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Bình Thuận lên mức 63.000 đồng/kg – cao nhất khu vực.
Giá heo hơi tại Thừa Thiên Huế và Đắk Lắk lần lượt tăng 2.000 đồng/kg và 1.000 đồng/kg, cùng lên mức 61.000 đồng/kg, ngang với Thanh Hóa.
Ngoại trừ Lâm Đồng ổn định ở mức 62.000 đồng/kg, Ninh Thuận và Nghệ An cùng ở mức 60.000 đồng/kg, thì giá heo hơi tại các địa phương còn lại cùng tăng 1.000 đồng/kg lên mức chung là 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam không có nhiều biến động mới, dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Cụ thể, chỉ có tỉnh Sóc Trăng điều chỉnh mức thu mua heo hơi thêm 1.000 đồng/kg, lên mức 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực tiếp tục được ghi nhận tại Đồng Nai, Tây Ninh, Vũng Tàu và Đồng Tháp; các địa phương khác trong khoảng 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Theo dõi giá heo hơi được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý 2/2024
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong quý 1/2024, việc giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh đã đóng góp cho mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi khi tăng 4,8% so với năm 2023.
Theo đó, Việt Nam đã nhập khẩu 4,85 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 1,65 tỷ USD, dù tăng 6,4% về khối lượng nhưng lại giảm mạnh 12,3 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, các loại nguyên liệu chính bao gồm: ngô, lúa mì, khô đậu tương.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc của ngành vào hoạt động nhập khẩu cũng đặt ra câu hỏi về sự phát triển bền vững và ổn định nếu như giá nông sản quốc tế tăng trở lại. Đặc biệt, cuối quý 2 lại càng là giai đoạn quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý bởi giá các mặt hàng thường biến động mạnh.
Theo báo cáo cuối tháng 3 của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), diện tích ngô Mỹ năm nay dự kiến sẽ đạt 36,4 triệu ha, thấp hơn nhiều so với con số 38,3 triệu ha trong niên vụ 2023-2024. Tuy nhiên, năng suất được kỳ vọng sẽ tăng lên 11,13 tấn/ha từ mức 10,89 tấn/ha trong năm ngoái, bù đắp lại phần diện tích thu hẹp. Trong những tháng tới, rủi ro về năng suất sẽ là yếu tố quan trọng nhất xác định triển vọng nguồn cung ngô Mỹ.
Ngoài Mỹ, tình hình sản xuất nông sản ở các nước xuất khẩu lớn còn lại đang được đánh giá kém khả quan. Brazil đã hoàn thành gieo trồng vụ ngô thứ 2, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng cả nước và hiện đang trong giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển trước khi bắt đầu thu hoạch vào tháng 6.
Trong khi đó, Argentina đang tiến hành thu hoạch và tiến độ đạt đến 15% tính đến ngày 11/4. Các sở giao dịch ngũ cốc lớn của Argentina đã mạnh tay cắt giảm dự báo sản lượng ngô của nước này.
Triển vọng về giá ngô sau báo cáo Cung – cầu nông sản thế giới tháng 4/2024 của USDA được ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam thuộc MXV, đánh giá khá khó khăn. Giá ngô CBOT sẽ khó có thể giảm mạnh trong thời gian tới khi tâm lý lo ngại về mùa vụ tại Nam Mỹ vẫn hiện vẫn đang chi phối thị trường.
Đối với Việt Nam, vốn vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ngô nhập khẩu, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần theo dõi sát sao tình hình mùa vụ tại Argentina và Brazil, do đây là các nhà cung cấp ngô lớn nhất cho nước ta.
Hơn nữa, với biến động và rủi ro thời tiết tại Mỹ cũng như tính chu kỳ trong quá khứ, các doanh nghiệp nên cân đối và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quý 3 trước đợt tăng giá tiềm ẩn vào tháng 6 để đảm bảo duy trì mức chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ổn định.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm