Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 52.000 – 53.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình. Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi hôm nay đứng ở ngưỡng 53.000 đồng/kg.
Tương tự, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đ ingang và đang được thu mua với giá dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Theo đó, Bình Thuận hiện là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất khu vưc 51.000 đồng/kg. Cao hơn một giá, các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi cùng ghi nhận giá heo hơi hôm nay ở mức 52.000 đồng/kg. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định đang được thương lái thu mua heo hơi với giá 54.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực cùng ghi nhận giá heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đi ngang và đang dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, Kiên Giang ghi nhận mức giá heo hơi thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg. Cùng ghi nhận mức giá 52.000 đồng/kg gồm các địa phương như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An. Mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau. Các địa phương khác trong khu vực cùng ghi nhận mức giá 53.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn 2045 của Hà Nội nhằm đạt mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó khuyến khích chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2030, Hà Nội phấn đấu phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu giá trị sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 70% giá trị sản xuất chăn nuôi toàn thành phố, tốc độ, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng trung bình từ 4,5-5,5%/năm; thu nhập từ sản xuất chăn nuôi tăng tối thiểu 4-5 %/năm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 440.000 – 480.000 tấn/năm; sản lượng trứng đạt từ 2,2 - 2,5 tỷ quả/năm, sản lượng sữa tươi đạt 40.000 - 42.000 tấn.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, chấm dứt hoàn toàn hoạt động chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND Thành phố về việc ban hành khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách di dời hỗ trợ cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội. Lộ trình đến năm 2030 hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gia súc, gia cầm tại các vùng xa trung tâm Thủ đô; 70% sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội được sản xuất theo các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết.
Xây dựng được ít nhất 12 vùng cấp huyện đạt tiêu chuẩn vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, 80% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm