Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng/giảm trái chiều trong biên độ hẹp và dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Hà Nội lên mức 60.000 đồng/kg. Ngược lại, sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại tỉnh Thái Nguyên được ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, giá heo hơi tại Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Ninh Bình đang neo cùng mức thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Hưng Yên cho thấy, giá heo hơi tiếp tục ổn định tại mức cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay biến động trái chiều và dao động trong khoảng 55.000 - 62.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi giảm 3.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Lâm Đồng về mức 57.000 đồng/kg. Còn tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận đang giao dịch lần lượt tại mức 55.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg sau khi giảm lần lượt 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá heo hơi tại Bình Định ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg lên mức 60.000 đồng/kg. Với mức tăng 2.000 đồng/kg, hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thu mua heo hơi cùng giá 62.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất khu vực. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay ghi nhận tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg tại một số địa phương và dao động trong khoảng 53.000 - 59.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi tăng cao nhất 3.000 đồng/kg, thương lái tại tỉnh Kiên Giang thu mua heo hơi tại mức 53.000 đồng/kg. Tiếp đến, TP HCM điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg lên mức 58.000 đồng/kg. Còn tại Vũng Tàu, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại An Giang.
Bảng giá heo hơi hôm nay 18/10 tại các địa phương có sự điều chỉnh
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2022 đạt gần 6,67 triệu tấn, trị giá trên 2,37 tỷ USD, giá trung bình 355,6 USD/tấn, giảm 13% về lượng, nhưng tăng 9,4% kim ngạch và tăng 25,8% về giá so với 9 tháng năm 2021.
Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2022, chiếm 65% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 4,3 triệu tấn, tương đương trên 1,54 tỷ USD, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2021, với mức tăng tương ứng 7,7%, 28,2% và 19%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 9 tháng đầu năm 2022 đạt 678.119 tấn, tương đương 223,81 triệu USD, giá 330 USD/tấn, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil 9 tháng năm 2022 đạt 473.719 tấn, tương đương 158,18 triệu USD, giá 333,9 USD/tấn, chiếm trên trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 66,9% về lượng, giảm 50,7% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 48,7% so với 9 tháng năm 2021.
Ngày 16/10, thông tin từ lãnh đạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết đang giám sát chặt chẽ hoạt động của trang trại nuôi heo của Công ty TNHH Nông nghiệp Phúc Hòa, đơn vị vừa bị xử phạt 320 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng. Đây là công ty sở hữu trang trại nuôi heo quy mô lớn ở xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc nhưng chưa được cấp phép.
Được biết, dự án tổ hợp chăn nuôi heo thịt công nghệ cao của Công ty TNHH Nông nghiệp Phúc Hòa đi vào hoạt động từ tháng 12/2021 khi chưa hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vào giai đoạn cao điểm, trang trại này nuôi khoảng 10.000 con heo thịt.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2022 đạt gần 6,67 triệu tấn, trị giá trên 2,37 tỷ USD, giá trung bình 355,6 USD/tấn, giảm 13% về lượng, nhưng tăng 9,4% kim ngạch và tăng 25,8% về giá so với 9 tháng năm 2021.
Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2022, chiếm 65% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 4,3 triệu tấn, tương đương trên 1,54 tỷ USD, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2021, với mức tăng tương ứng 7,7%, 28,2% và 19%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 9 tháng đầu năm 2022 đạt 678.119 tấn, tương đương 223,81 triệu USD, giá 330 USD/tấn, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil 9 tháng năm 2022 đạt 473.719 tấn, tương đương 158,18 triệu USD, giá 333,9 USD/tấn, chiếm trên trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 66,9% về lượng, giảm 50,7% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 48,7% so với 9 tháng năm 2021.
Ngày 16/10, thông tin từ lãnh đạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết đang giám sát chặt chẽ hoạt động của trang trại nuôi heo của Công ty TNHH Nông nghiệp Phúc Hòa, đơn vị vừa bị xử phạt 320 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng. Đây là công ty sở hữu trang trại nuôi heo quy mô lớn ở xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc nhưng chưa được cấp phép.
Được biết, dự án tổ hợp chăn nuôi heo thịt công nghệ cao của Công ty TNHH Nông nghiệp Phúc Hòa đi vào hoạt động từ tháng 12/2021 khi chưa hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vào giai đoạn cao điểm, trang trại này nuôi khoảng 10.000 con heo thịt.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm