Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 55.000 – 58.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thái Bình. Thấp hơn một giá, hiện Hà Nội đang thu mua heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Các địa phương khác trong khu vực hiện giá heo hơi neo ở mức 56.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động và dao động trong khoảng 53.000 – 58.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thừa Thiên Huế. Mức giá thấp nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng. Ngoại trừ Quảng Bình đang neo giá ở mức 56.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận giá heo hơi dao động quanh mức 54.000 – 55.000 đồng/kg.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay dao động trong khoảng 51.000 – 57.000 đồng/kg. Trong đó, Kiên Giang hiện là địa phương có giá heo hơi thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg. Các địa phương gồm Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng cùng đứng ở mức 52.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giá heo hơi 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hậu Giang, Bến Tre. Mức giá heo hơi cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Vũng Tàu. Các địa phương khác trong khu vực hiện giá heo hơi dao động trong khoảng 54.000 – 56.000 đồng/kg.
Tính chung, trong tuần qua, giá heo hơi biến động trái chiều, trong đó, xu hướng giảm giá xuất hiện tại nhiều địa phương. Hiện, mức giá heo hơi trung bình tại khu vực miền Bắc ở mức 56.150 đồng/kg; giá heo hơi trung bình khu vực miền Trung – Tây Nguyên ở mức 55.140 đồng/kg; giá heo hơi trung bình khu vực miền Nam ở mức 54.940 đồng/kg.
Người chăn nuôi tại nhiều địa phương trên cả nước đang đối mặt với nhiều lo lắng khi Tết Nguyên đán cận kề nhưng giá heo hơi lại liên tục biến động theo chiều hướng giảm dần. Với giá heo hơi biến động thất thường như hiện nay, người chăn nuôi khó có thể tái đàn với số lượng lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2020, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là 13.218, trong đó 1571 doanh nghiệp chăn nuôi và 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhằm thúc đẩy, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất, cũng như thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào chăn nuôi.
Theo đó, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh nông nghiệp đã được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 19/NQ-CP từ năm 2014 – 2018, sau đó là Nghị quyết số 02/NQ-CP giai đoạn 2019 – 2021; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về chính sách phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Các chính sách ưu đãi về đất đai để thu hút đầu tư vào các dự án nông nghiệp, trong đó có dự án chăn nuôi đã được ban hành như miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ tập trung đất đai theo Nghị định 57/2018 /NĐ/CP.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122 và Nghị định số 57 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, theo đó, giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mì từ 3% đến 0% và ngô từ 5% đến 2%. Từ năm 2020, miễn thuế giá trị gia tăng đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp (hiện nay là 5%); Sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (Luật 106/2026/QH13).
Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào cơ sở giết mổ bằng 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 15 tỷ đồng/ dự án để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống giao thông, điện nước, nhà xưởng và trang bị các thiết bị cần thiết (Nghị định 57/2018); Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 có nội dung ưu tiên phát triển máy móc phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản....
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm