Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và duy trì trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại các địa phương gồm Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đang duy trì thu mua heo hơi với giá 49.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Cao hơn một giá, ở mức 50.000 đồng/kg là mức giao dịch tại các địa phương bao gồm Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nội và Tuyên Quang. Mức giá cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay ổn định trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá heo hơi thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cao hơn một giá, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Ninh Thuận đang giao dịch cùng mức 49.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Nam. Thương lái tại các tỉnh còn lại đang thu mua heo hơi với giá từ 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay chững giá và thu mua trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg. Theo đó, giá heo hơi hôm nay tại tỉnh Tây Ninh đang được thu mua với giá 48.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Cao hơn một giá, tại Bình Dương, thương lái đang thu mua heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành khác chứng khiến giá thu mua trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 10/4
Khu vực |
Địa phương |
Mức giá cao nhất/thấp nhất (đồng/kg) |
Miền Bắc |
Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc |
51.000 |
Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình |
49.000 |
|
Miền Trung – Tây Nguyên |
Quảng Nam |
52.000 |
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế |
48.000 |
|
Miền Nam |
Cà Mau, Bạc Liêu |
52.000 |
Tây Ninh |
48.000 |
Trong hai năm 2021 và 2022, tỉnh Nghệ An có 31.000 con heo và 2.400 con trâu bò bị tiêu hủy vì bệnh viêm da nổi cục và dịch tả heo châu Phi. Thiệt hại lớn, nhưng từ năm 2021 đến nay, chủ trương hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh phải tiêu hủy vẫn chưa được thực hiện.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, ngoài khó khăn trong đầu tư tái đàn, nhất là với các trang trại có số lượng chăn nuôi lớn, chính sách thực hiện chậm còn ảnh hưởng tư tưởng người dân trong phòng, chống dịch bệnh. Người chăn nuôi sẽ dễ giấu dịch, bán chạy để có nguồn tiền đầu tư tái đàn, làm mầm bệnh phát tán trên diện rộng, khó khăn trong phòng, chống dịch cũng như mất an toàn thực phẩm với người tiêu dùng. Nguồn hỗ trợ không kịp thời cũng dẫn đến ý nghĩa, hiệu quả của chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất sau dịch bệnh bị hạn chế.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm