Thị trường hàng hóa
Theo nhà phân tích Ade Allen đến từ công ty tư vấn Rystad Energy, một đợt lạnh đột ngột tấn công Mỹ dự kiến sẽ tác động nhẹ đến cân bằng nguồn cung khí đốt trong những tuần tới, ngay cả trong bối cảnh các kịch bản giảm giá do nguồn cung khí khô khan hiếm.
Giá khí đốt tự nhiên giao rạng sáng ngày 4/2 tuy có tăng nhưng vẫn giảm quá mạnh so với 16 tháng trước. Tại châu Âu các thương nhân vẫn đang cân nhắc lượng dự trữ dồi dào và tiến độ khởi động lại một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã đóng cửa từ lâu của Mỹ trước rủi ro nhu cầu có thể bắt đầu tăng trở lại.
Việc Freeport LNG ở Texas bị đóng cửa do một vụ nổ vào mùa Hè năm ngoái đã nhận được thêm sự chấp thuận để khởi động lại các hoạt động, điều đó báo hiệu nhiều chuyến hàng nhiên liệu hơn vào cuối quý này; đồng thời sẽ tiếp tục thúc đẩy nguồn cung của châu Âu sau một mùa Đông ôn hòa và những nỗ lực tiết kiệm năng lượng đã giúp giữ lượng dự trữ khí đốt dồi dào và đẩy giá xuống thấp hơn.
Ở diễn biến khác, những người mua ở Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh đã đứng ngoài cuộc trong nhiều tháng khi giá cả tăng vọt sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Công ty TNHH Khí đốt Rupantarita Prakritik (RPGCL) thuộc sở hữu nhà nước của Bangladesh tuần trước đã phát hành đấu thầu mua một lô hàng LNG sẽ được giao vào cuối tháng 2.
Theo ông Kaushal Ramesh - Nhà phân tích LNG cao cấp tại Rystad Energy, giá LNG giao ngay hiện đang cạnh tranh với giá than để sản xuất điện. Ông nhận thấy sức mua gần đây, cùng với nhiệt độ lạnh từ một cơn lốc ở Bắc Á đang hỗ trợ LNG trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, giá LNG vẫn cao hơn so với trước khi xung đột Ukraine bắt đầu, có nghĩa là người mua ở các thị trường mới nổi sẽ nhạy cảm với bất kỳ biến động nào cao hơn. Điều này có thể xảy ra khi Trung Quốc - nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới cũng có thể quay trở lại thị trường sau khi gỡ bỏ biện pháp chống Covid-19 nghiêm ngặt.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm