Thị trường hàng hóa
Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,2 triệu mét khối khí đốt đến châu Âu thông qua Ukraina vào thứ hai, giữ cho khối lượng cung cấp hàng ngày được vận chuyển qua Ukraina không thay đổi đáng kể từ thứ tư tuần trước.
Dữ liệu từ nhà điều hành hệ thống truyền tải Ukraina cho thấy, đề cử dòng khí đốt của Nga vào Slovakia từ Ukraina qua điểm biên giới Velke Kapusany là khoảng 37,1 triệu mét khối mỗi ngày, tăng nhẹ so với 36,9 mét khối vào ngày hôm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong năm nay.
Các cơ sở LNG đang hoạt động ở mức cao hoặc gần hết công suất và điều này dự kiến sẽ tiếp tục kể cả sau khi nhà máy Freeport LNG hoạt động trở lại vào cuối năm nay, từ sau một vụ hỏa hoạn vào tháng 6.
Châu Âu ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của Mỹ trong bối cảnh nguồn cung trên lục địa này cạn kiệt trong những năm gần đây và tác động của cuộc xung đột Nga ở Ukraine.
Theo Reuters, các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đang được lấp đầy nhanh hơn kế hoạch. Đồng thái này đã kỳ vọng rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tránh được tình trạng thiếu hụt khí đốt trầm trọng trong mùa Đông này.
Tạp chí Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế của Đức cho hay, các hồ chứa đang đầy nhanh hơn so với quy định, đồng thời cho biết mục tiêu của chính phủ Đức là đạt 85% dung lượng lưu trữ vào tháng 10. Song điều này lại có thể đạt được vào đầu tháng 9 này. Đức đang ở giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp ba giai đoạn được xây dựng sau khi cắt giảm dòng khí đốt từ Nga, nhà cung cấp chính của nước này.
Trích dẫn dữ liệu của hiệp hội công nghiệp điện BDEW, Spiegel đưa tin, chỉ 9,5% lượng khí đốt của Nga được tiêu thụ tại Đức trong tháng 8. Năm ngoái, khí đốt của Nga chiếm khoảng 55% tổng lượng tiêu thụ của nước này.
Chính phủ Đức đã đặt mục tiêu mức dự trữ khí đốt là 75% vào ngày 1/9 nhưng mức lưu trữ đã ở mức 82,2%, dữ liệu ngành từ nhóm điều hành châu Âu (GIE) cho thấy vào chủ nhật (28/8).
Ở thị trường trong nước, từ ngày 1/8, giá gas Công ty TNHH TM Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (City Petro) giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg; Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cũng thông báo, từ ngày 1/8 giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/8 giá gas 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 432.900 đồng/bình 12kg và 1.623.390 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 8 điều chỉnh giảm 18.500 đồng/bình 12kg và 72.000 đồng/bình 48kg.
Còn tại thị trường Hà Nội, giá bán lẻ gas bình Petrolimex (đã bao gồm VAT) tháng 8/2022 là 430.400 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.721.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 18.400 đồng/bình 12kg và 73.900 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).
Theo các doanh nghiệp này, do giá gas thế giới tháng 8 chốt 665 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas giảm ở thị trường bán lẻ trong nước. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá gas bán lẻ trong nước đã có 3 lần tăng giá và 5 lần giảm giá.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm