Thị trường hàng hóa
Tại châu Á, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay giảm tuần thứ 9 liên tiếp và giảm hơn 40% kể từ đầu năm do nhu cầu vẫn yếu. Điều này một lần nữa được người đứng đầu bộ phận định giá LNG châu Á tại Argus Media xác nhận, mặc dù đã có một số hoạt động mua nhưng nhu cầu tổng thể vẫn được coi là yếu.
Về phía châu Âu, tình hình cũng không cải thiện chút nào. Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 18 tháng qua, một dấu hiệu mới nhất cho thấy khu vực này đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng đáng sợ.
Điển hình, giá khí đốt TTF chuẩn của Hà Lan đã xuống 48,775 euro (51,95 USD)/MWh - lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021. Hiện giá khí đốt loại này thấp hơn 800% so với mức cao kỷ lục đạt được ngay sau khi xung đột giữa Nga – nước cung cấp khí đốt chủ chốt của châu Âu và Ukraine bùng phát gần một năm trước.
Ông Toby Copson - Người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Trident LNG – cho rằng, thị trường giao ngay dường như đã tìm thấy một mức sàn tạm thời, sự suy yếu vẫn còn rõ ràng trên toàn thị trường nhưng sự xuất hiện gần đây của các gói thầu được trao đã giữ cho lãi suất tăng cao.
Nguyên nhân của sự giảm giá này phần lớn là do thời tiết ấm áp bất thường trong mùa Đông, cũng như những nỗ lực ráo riết của khu vực nhằm tiết kiệm khí đốt, tìm nhà cung cấp thay thế và lấp đầy các cơ sở lưu trữ.
Được biết, các cuộc đấu thầu đã được trao trong tuần này cho công ty CPC của Đài Loan, CNOOC của Trung Quốc, Kansai Electric của Nhật Bản và RPBCL của Bangladesh.
Hiện, khu vực châu Âu tiếp tục tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống từ Na Uy và khí đốt tự nhiên hóa lỏng chủ yếu từ Mỹ và Qatar. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hàng năm hôm 18/2 vừa qua, ông Birol chia sẻ, các chính phủ châu Âu đã đưa ra nhiều quyết định đúng đắn trong năm qua để đảm bảo cung cấp năng lượng, chẳng hạn như xây dựng thêm các nhà ga LNG để thay thế việc vận chuyển khí đốt của Nga qua đường ống.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cũng cảnh báo về khả năng thiếu năng lượng vào mùa Đông tới, do tương đối ít khí tự nhiên hóa lỏng mới được đưa ra thị trường, trong khi mức tiêu thụ của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trong năm nay.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm