Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 21/02/2023

Giá đồng, dầu thô tăng nhờ nhu cầu của Trung Quốc

Hôm 20/2, giá dầu thô và giá đồng đồng loạt tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu tích cực từ Trung Quốc, một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất toàn cầu.

Hôm thứ Hai (20/2), giá dầu tăng nhờ sự lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc, các nhà sản xuất lớn tiếp tục hạn chế sản xuất và kế hoạch kiềm chế nguồn cung của Nga.

Ước tính, giá dầu thô Brent tăng 59 cent, tương đương 0,7%, lên 83,59 USD/thùng vào 10h20 GMT ngày 20/2. Đồng thời, giá dầu thô WTI của Hoa Kỳ giao tháng 3 cũng tăng 58 cent, tương đương 0,8%, ở mức 76,92 USD/thùng, trong khi đó, giá hợp đồng tháng 4 hoạt động tích cực hơn, tăng 0,7% lên 77,06 USD/thùng.

Ảnh minh hoạ: Oilprice.

Nhóm nhà sản xuất OPEC+ bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga đã đồng ý vào tháng 10/2022 nhằm cắt giảm mục tiêu sản xuất dầu 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) cho đến cuối năm 2023.

Riêng Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng của nước này, vào tháng 3 sau khi phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

Trong khi đó, các nhà phân tích kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nhiên liệu vận tải và khi các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động trong năm 2023.

Baden Moore, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại National Australia Bank, cho biết: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến việc Trung Quốc mở cửa trở lại và sự phục hồi ở Trung Quốc cũng như nhu cầu máy bay phản lực toàn cầu dẫn đến rủi ro tăng giá”.

Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những người mua dầu thô lớn của Nga kể từ lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu.

Đồng thời, sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai có khả năng đẩy giá lên tới 100 USD/thùng vào cuối năm nay, các nhà phân tích của Goldman Sachs (NYSE:GS) cho biết trong một báo cáo ngày 19/2.

Theo ngân hàng này, giá dầu thô sẽ tăng cao hơn “khi thị trường quay trở lại tình trạng thâm hụt do thiếu đầu tư, sản lượng dầu đá phiến giảm và sản lượng của OPEC”.

Bên cạnh giá dầu thô, giá đồng cũng đã tăng vào thứ Hai (20/2) khi các nhà đầu tư và thương nhân đặt cược vào sự phục hồi nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu trong bối cảnh nguồn cung khai thác toàn cầu bị gián đoạn.

Hợp đồng đồng (SCFcv1) tháng 3 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,2% lên 69.100 NDT/tấn, nhôm (SAFcv1) tăng 1,4% lên 18.780 NDT/tấn, kẽm (SZNcv1) tăng 2% lên 23.315 NDT/tấn và chì (SPBcv1) tăng 0,3 % ở mức 15.165 nhân dân tệ/tấn.

Tuy nhiên, thiếc (SHFE SSNcv1) giảm 1,8% xuống 210.050 NDT/tấn và niken (SNIcv1) giảm 1% xuống 202.780 NDT/tấn.

Các nhà phân tích đã dự báo tiêu thụ đồng của Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ trong tháng Ba tới.

Theo một cuộc khảo sát, doanh số bán nhà mới tại 16 thành phố của Trung Quốc đã tăng tuần thứ ba liên tiếp, khi chính sách “zero- COVID” của Bắc Kinh kết thúc và hàng loạt chiến dịch “giải cứu” lĩnh vực bất động sản đã ổn định nhu cầu.

Bên cạnh đó, gián đoạn sản xuất và xuất khẩu ở các quốc gia khai thác như Peru, Indonesia và Panama cũng đã làm tăng giá đồng.

Đọc thêm

Xem thêm