Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:44 26/05/2023

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/5: Giá cà phê trong nước ở mức 61.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/5 ở trong nước dao động từ 60.500 – 61.000 đồng/kg, tăng từ 400 - 500 đồng/kg, giúp giá cà phê giữ mức kỷ lục trong nhiều năm.

Giá cà phê trong nước hôm nay 26/5 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng từ 400 - 500 đồng/kg so với hôm qua.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà cà phê được thu mua với giá từ 60.400 – 60.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum đứng ở mức giá 60.800 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao 61.000 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 60.900 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 61.000 đồng/kg.

So với cùng kỳ tuần trước, giá cà phê ở thị trường trong nước tăng mạnh đột biến hơn 6.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá kỷ lục của cà phê Robusta trong nhiều năm qua (đã tính giảm trừ trượt giá).

Giá cà phê hôm nay dao động từ 60.500 – 61.000 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn tiếp tục sụt giảm vì USDX tăng cao...

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 18 USD, xuống 2.555 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 23 USD, còn 2.507 USD/tấn, các mức giảm khá. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn New York cũng cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 4,65 cent, xuống 183,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 4,50 cent, còn 181,25 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Theo chuyên gia, giá cà phê kỳ hạn sụt giảm là điều đã được thị trường suy đoán do các phiên vừa qua tăng quá nóng, cần có những nhịp chỉnh cần thiết để củng cố.

Về thị trường trong nước, giới chuyên gia đánh giá, đây là mức giá cà phê cao trong nhiều năm trở lại đây, là mức giá "mơ ước" của người nông dân.

Hiện tại, giá cà phê trong nước ở mức trung bình khoảng 60.800 đồng/kg.

Lý giải điều này, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA) cho rằng cà phê Robusta "đánh bại" cà phê Arabica khi các nhà rang xay tăng sử dụng cà phê Robusta để duy trì chi phí thấp.

Theo báo cáo, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam trong niên vụ 2022 – 2023 ước tính giảm 10 – 15% so với niên vụ trước, điều này cũng gây áp lực khiến giá cà phê trong nước tăng cao.

Cùng với đó, báo cáo dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải Quan cho thấy lũy kế xuất khẩu cà phê của nước ta từ đầu năm đến 15/5 đã đạt 778.986 tấn (khoảng 12,98 triệu bao), giảm 2,53% so với cùng kỳ năm trước.

Thời điểm hiện tại, giá cà phê trong nước ở mức trung bình khoảng 60.800 đồng/kg, vẫn ở mức cao. Dự báo các tháng tiếp theo, xuất khẩu cà phê của nước ta vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng trên thế giới không mấy được cải thiện.

Đọc thêm

Xem thêm