Thị trường hàng hóa
Giá cà phê hôm nay 30/12 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua, hiện cà phê được thu mua với giá từ 39.900 – 40.600 đồng/kg.
Cụ thể, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 39.800 – 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 40.500 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai, cà phê được thu mua với giá cao nhất 40.600 đồng/kg.
Đối với giao dịch cà phê thế giới, hôm nay giá cà phê trên 2 sàn quay giảm do biến động tỷ giá USD so với các đồng tiền khác và lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Đồng thời, giá cà phê Robusta tiếp tục chịu áp lực chuyển tháng kỳ hạn và nhất là báo cáo lượng cà phê đưa về sàn chờ kiểm định đã tăng vọt.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 26 USD, còn 1.843 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 5 giảm 21 USD, xuống 1.819 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 16 USD, còn 1.806 USD/tấn, các mức giảm mạnh, khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Chung tình trạng, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 1,75 cent, còn 171,8 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 1,70 cent, còn 171,45 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. Tồn kho đạt chuẩn của sàn New York ghi nhận tiếp tục tăng ở mức 797.755 bao tính tới ngày 28/12.
Giá cà phê thế giới bắt đầu có xu hướng giảm từ tháng 11 đến nay và dự báo năm 2023 thị trường sẽ gặp khó khăn do tình hình lạm phát tăng cao, áp lực mùa vụ cũng gây tác động lên giá cà phê do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2022 là một năm khá thành công đối với ngành cà phê Việt Nam và xuất khẩu cà phê trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nguyên nhân bởi giá cà phê thế giới tăng trở lại, nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng cao nhờ các nền kinh tế lớn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Thị trường cà phê mở rộng, xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn, tiềm năng - đây là triển vọng để gia tăng xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam ở những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa), bước sang năm 2023, xuất khẩu cà phê sẽ đối mặt nhiều khó khăn thách thức do tình hình lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường nhập khẩu lớn, đặc biệt là tại châu Âu gồm 27 nước trong trong khối EU và một số các nước ngoài EU, nơi chiếm đến hơn 46% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện vụ cà phê của nước ta đã thu hoạch được hơn 70% sản lượng. Theo Vicofa, sản lượng niên vụ 2022/2023 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021/2022 xuống khoảng 1,47 triệu tấn do diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm, khi người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm