Thị trường hàng hóa
Giá cà phê hôm nay ngày 3/9/2024 tại thị trường trong nước
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giữ ổn định. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 121.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể:
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk đi ngang, đạt 121.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng đi ngang, đạt 121.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai giữ ổn định ở mức 121.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông cũng giữ ổn định ở mức 122.100 đồng/kg, là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Lưu ý: Các mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Trên thị trường quốc tế, các lô hàng cà phê đang nhanh chóng được vận chuyển đến châu Âu khi giới thương nhân và những nhà rang xay ở khu vực này chạy đua mua tích trữ trước khi Quy định chống phá phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực cuối năm nay.
“Đây là vụ cà phê robusta cuối cùng mà chúng tôi có thể xuất khẩu trước khi EUDR có hiệu lực”, Ted Marley, một nhà kinh doanh cà phê ở Uganda nói và cho biết, vụ thu hoạch cà phê robusta tiếp theo diễn ra vào tháng 10. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển đến châu Âu lên tới 70 ngày vì tàu phải vòng qua Nam Phi cũng như cần thêm thời gian để chế biến nên hầu hết cà phê robusta trong vụ sắp tới sẽ phải tuân thủ EUDR.
Theo Ricardo Dos Santos - Giám đốc cấp cao của nhà cung cấp cà phê Riccoffee (Anh), các nhà rang xay ở châu Âu đang sốt sắng mua tích trữ cà phê để đề phòng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra trong quí đầu tiên của năm 2025.
Ông nói thêm, rất ít thương nhân sẵn sàng mạo hiểm vận chuyển cà phê đến châu Âu sau tháng 10. Hiện tại, những người này không muốn bỏ lỡ cơ hội vận chuyển những lô hàng cà phê chưa cần được chứng nhận tuân thủ EUDR.
Các lô hàng cà phê nhập khẩu vào châu Âu dự kiến giảm dần trong thời gian tới vì không thương nhân nào muốn bị kẹt với một lô hàng bị giao trễ và không đáp ứng được các yêu cầu từ EUDR.
Tuy nhiên, ông Joab Kankiriho - Nhà môi giới cà phê của Công ty Wakanda Coffee (Uganda) cho rằng, thị trường Trung Quốc có thể bù đắp cho thị phần cà phê bị mất mát ở châu Âu sau khi EUDR có hiệu lực. Các khách hàng Trung Quốc hiện đang tăng mua cà phê của Uganda.
“Tôi nghĩ chúng tôi phải tìm kiếm thị trường thay thế ở những nơi khác dù hiện nay khách hàng ở EU mua gầm 90% cà phê xuất khẩu của Uganda”, ông nói.
Tại Việt Nam, để đáp ứng EUDR, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) đã sớm triển khai hàng loạt biện pháp thu thập dữ liệu vùng trồng và các thủ tục pháp lý liên quan. Đến nay, sau 9 tháng nỗ lực, Công ty đã được trao 2 chứng nhận của Tổ chức 4C, đối với 2 vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn EUDR, tổng diện tích 9.500 ha, sản lượng trên 35.000 tấn/năm.
Ông Lê Đức Huy - Tổng giám đốc Simexco cho biết, phát triển các vùng nguyên liệu cà phê bền vững đã được doanh nghiệp triển khai từ sớm. Sau 15 năm, doanh nghiệp đã hợp tác với 40.000 hộ, xây dựng vùng liên kết trên 50.000 ha, sản xuất trên 100.000 tấn cà phê mỗi năm. Việc thực hiện sản xuất bền vững giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với các quy định của EUDR.
“Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu một lượng cà phê khá lớn, từ 50.000-70.000 tấn vào thị trường châu Âu. Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị tất cả các số liệu để đáp ứng được các quy định của châu Âu về sản xuất cà phê không gây mất rừng. Khi có hướng dẫn cụ thể của Liên minh châu Âu cùng với của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn là nơi đầu mối thì chúng tôi có thể ráp vào theo các quy định này”, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Phát triển nông nghiệp bền vững Simexco cho biết.
Đắk Lắk là địa phương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lựa chọn để xây dựng các mô hình điểm tuân thủ EUDR để nhân rộng ra các vùng trồng cà phê trên cả nước. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng/thu thập, bổ sung, hoàn thiện hệ thống dữ liệu vùng sản xuất, dữ liệu rừng đáp ứng yêu cầu của EU tại ba huyện thí điểm là Krông Năng, Ea H'leo, Cư M'gar làm cơ sở mở rộng ra các huyện khác trong tỉnh. Đồng thời, rà soát diện tích trồng cà phê (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); diện tích trồng trên đất lâm nghiệp trước 31/12/2020; rà soát, xác định các điểm gây mất rừng, suy thoái rừng sau ngày 31/12/ 2020, đề xuất các giải pháp hỗ trợ nông dân vùng rủi ro cao sống gần rừng.
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp Hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho rằng, đây chính là việc làm cần thiết để ngành hàng cà phê thích ứng với xu thế mới của thị trường: “Nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ tăng được lượng cà phê nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Một trong những nền tảng đó là không để cho phá rừng và áp dụng các biện pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng xen thì chúng ta sẽ đạt được mục đích đó. Và chúng ta phải nắm bắt để phát triển ngành cà phê đúng hướng phù hợp với xu hướng chung của thế giới là kinh tế xanh, kinh tế bền vững”.
Theo dõi giá cà phê được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Giá cà phê hôm nay ngày 3/9/2024 tại thị trường thế giới
Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh trên cả 2 sàn giao dịch. Cụ thể:
Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 giảm 5,01%, đạt 4.700 USD/tấn; giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 giảm 4,91%, đạt 4.497 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 giảm 1,43%, về mức 244,05 US cent/lb; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 1,26%, đạt 242,10 cent/lb.
Giá cà phê robusta tiếp tục giữ được đà tăng mạnh, trong khi giá cà phê arabica quay đầu giảm do những thông tin thời tiết ở Brazil và đồng USD hồi phục.
Đồng USD tăng giá sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát tăng nhẹ đúng như dự đoán, hỗ trợ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản vào tháng tới, thay vì 50 điểm cơ bản.
Đồng Real của Brazil giảm giá so với đồng USD, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất cà phê ở Brazil tăng cường xuất khẩu, cộng với xu thế bán tháo tại các thị trường, trong đó có arabica khiến cà phê New York tiếp đà giảm phiên cuối tuần.
Giới trong ngành lý giải, một trong những nguyên nhân khiến giá cà phê robusta tăng mạnh thời gian qua là do các lô hàng cà phê đang nhanh chóng được vận chuyển đến châu Âu, khi giới thương nhân và những nhà rang xay ở khu vực này chạy đua mua tích trữ trước khi Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực cuối năm nay.
Theo các nhà giao dịch, thị trường cà phê có thể sẽ giảm giá trong thời gian ngắn do đã có sự mua vào quá mức. Dù vậy, cà phê vẫn sẽ giữ giá cao do nguồn cung hạn chế từ Việt Nam và những lo ngại về sản lượng cà phê của mùa vụ sắp tới ở Brazil.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm