Thị trường hàng hóa
Cụ thể, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 40.000 – 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 40.700 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai, cà phê được thu mua với giá cao nhất 40.800 đồng/kg.
Về giá cà phê thế giới, các thị trường kỳ hạn hoạt động khá trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh kéo dài, nhưng lực mua kỹ thuật đã hỗ trợ giá cà phê Arabica trên sàn New York đảo chiều tăng với khối lượng thương mại rất thấp.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 3 USD, còn 1.875 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 5 giảm 4 USD, xuống 1.845 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 4 USD, còn 1.830 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 3,10 cent, lên 172,00 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 2,85 cent, lên 171,60 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Theo ảnh hưởng của giá cà phê thế giới, giá cà phê trong nước trong tuần này dự kiến cũng sẽ đi ngang.
Theo Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, Việt Nam đã kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với tổng khối lượng xuất khẩu hơn 1,68 triệu tấn cà phê các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,9 tỷ USD. Đây là niên vụ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các niên vụ vừa qua.
Cây cà phê cũng đã mang lại sinh kế ổn định cho hơn 600 ngàn hộ dân các khu vực trồng cà phê, thu nhập từ cây cà phê chiếm hơn 30% GDP của người dân khu vực Tây Nguyên đồng thời mang lại việc làm cho hơn 2 triệu lao động toàn ngành.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành cà phê đang đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng kéo dài từ dịch bệnh COVID-19, những biến động của tình hình kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng lạm phát, sức mua giảm... dẫn đến tình trạng cung sẽ cao hơn cầu.
Ngoài ra, xuất khẩu cà phê còn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các nước xuất khẩu khác như Brazil, Ấn Độ, Colombia,… Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU,… ngày càng gia tăng yêu cầu về chất lượng, tính bền vững đối với các sản phẩm.
Để tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững ngành cà phê, trong thời gian tới người trồng cà phê cần quan tâm triển khai một số giải pháp như rà soát quy mô phát triển cà phê hiệu quả, bền vững; nghiên cứu chọn tạo giống cà phê năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại; thực hiện gói kỹ thuật thâm canh cà phê chất lượng cao, đặc sản bền vững. Cùng với đó, bên cạnh nâng cao năng lực chế biến sâu, doanh nghiệp cần củng cố thị trường truyền thống về xuất khẩu cà phê EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, và phát triển thị trường tiềm năng ASEAN và Trung Quốc.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm