Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 21/4 tăng 100 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 50.500 – 50.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum và tỉnh Đắk Nông, cà phê ở mức giá 51.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 51.000 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 51.100 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn quay đầu trở lại xu hướng giảm do Đồng USD tăng trở lại, cùng với đó là áp lực của giao hàng kỳ hạn tháng 5 cận kề.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giảm nhẹ sau ba phiên tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 16 USD, còn 2.452 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 5 USD, còn 2.381 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Cùng tình trạng, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 3,45 cent, xuống 196.70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 3,45 cent, còn 193,75 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê nước ta nửa đầu tháng 4/2023 đã đạt 81.348 tấn (tương đương 1,355 triệu bao), đưa xuất khẩu cà phê 3,5 tháng đầu năm lên tổng cộng 634.023 tấn, giảm 4,32% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 210,37 nghìn tấn, trị giá 482,43 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 10,9% về trị giá so với tháng 2/2023; so với tháng 3/2022 giảm 0,3% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 552,61 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,23 tỷ USD, giảm 5,0% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Mới đây, để thực hiện Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030, trong tháng 12/2022, EU đã đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm (trong đó có cà phê) trong trường hợp chúng được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng.
Do vậy, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng họ không lấy cà phê từ nguồn có rừng bị phá hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, mới có thể xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU) nói chung.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, trong bối cảnh thay đổi chính sách, việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng sắp tới. Bên cạnh đó, cần nâng cao kiến thức và năng lực số hóa, đồng thời, xác định các hoạt động quan trọng để thực hiện kế hoạch số hóa, theo dõi kết quả và chuẩn bị mở rộng quy mô.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm