Thị trường hàng hóa
Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk ở các huyện Cư M’gar có giá 47.700 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua với giá 47.600 đồng/kg.
Tại các địa phương còn lại, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Nông, Kon Tum được thu mua ở mức 47.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Di Linh, Bảo Lộc có giá 47.100 đồng/kg.
Đối với thị trường cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn mang màu sắc trái ngược nhau.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London: kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 7 USD, lên 2.237 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 ở mức 2.223 USD/tấn, các mức tăng tương đối nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.
Tuy nhiên, giá cà phê Arabica trên sàn New York bắt đầu giảm trở lại sau nhiều phiên tăng giá. Hiện kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 0,40 cent, còn 214,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 0,75 cent, còn 209,40 cent/lb, các mức giảm nhẹ đã được dự báo trước. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Bên cạnh đó, tồn kho đạt chuẩn vào ngày 13/9 của 2 sàn giao dịch: cà phê Arabica giảm mạnh còn 585.215 bao so với 12/9 (602.742 bao); cà phê Robusta tăng thêm 240 tấn lên thành 89.090 tấn.
Theo chuyên gia, giá cà phê Arabica có thể tiếp tục sụt giảm do lo ngại trước các chỉ số kinh tế Mỹ tiếp tục suy yếu sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất. Còn giá cà phê Robusta cũng sẽ giảm nhẹ hơn khi nguồn cung trên thế giới đang ngày càng hạn chế.
Tại Việt Nam, theo nhận định từ các chuyên gia, giá cà phê trong nước nhiều khả năng chỉ chịu áp lực trong ngắn hạn. Mặt hàng này vẫn còn rất nhiều dư địa tăng khi mà nguồn cung toàn cầu niên vụ tới đang đứng trước nguy cơ sụt giảm, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vẫn ổn định và thậm chí có thể gia tăng. Như vậy, ngành cà phê nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự đoán, nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD. Đồng thời cho biết, trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu cà phê có khả năng đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gần gấp 2 lần so với hiện tại.
Tin vui cho người trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk, khi Hiệp Hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đến nay đã được bảo hộ tại 32 quốc gia với các hình thức bảo hộ khác nhau. Cụ thể, bảo hộ dưới hình thức “Chỉ dẫn địa lý” tại 28 quốc gia: gồm 27 quốc gia trong khối EU và Thái Lan; Bảo hộ dưới hình thức “Nhãn hiệu tập thể” tại 3 quốc gia gồm Trung Quốc, Singapore, Canada; Bảo hộ dưới hình thức “Tên gọi xuất xứ hàng hóa” tại Nga. Đây là điều cần thiết để minh bạch, kiểm soát chất lượng cà phê, tăng cường kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột, đa dạng hóa sản phẩm cà phê chế biến để tăng tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đồng thời, dự kiến đầu tháng 10/2022 tới đây, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ phát động tổ chức Cuộc thi Rang cà phê Việt Nam năm 2022 nhằm tạo sân chơi cho những ai yêu thích nghề rang cà phê, góp phần nâng cao chất lượng cà phê rang xay Việt Nam.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm