Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/3 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm 600 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 46.400 – 46.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 46.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 600 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 46.900 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 46.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê giảm 600 đồng/kg, hôm nay giá thu mua ở mức 46.700 đồng/kg tại thành phố Gia Nghĩa và 46.800 đồng/kg ở huyện Đắk R'lấp.
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn sụt giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 33 USD, xuống 2.080 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 34 USD, còn 2.070 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Cùng tình trạng, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 3,75 cent, xuống 175,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 3,55 cent, còn 174,70 cent/lb, ccác mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Theo các chuyên gia, giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng xấu khi khủng hoảng Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) ở Mỹ sụp đổ, cùng với đó là tỷ giá đồng Reais giảm thêm 1,17% cũng khiến giá cà phê trên thị trường sụt giảm.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu tháng 2 đạt 200.056 tấn (khoảng 3,334 triệu bao), tăng mạnh tới 40,35% so với tháng trước và cao hơn ước tính ban đầu ở mức 3 triệu bao.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), cà phê đang là một trong những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao trong nhóm hàng nông sản của nước ta. Với vị thế là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, khối lượng xuất khẩu đạt gần 1,8 triệu tấn với giá trị kim ngạch hơn 4 tỷ USD.
Chuyên gia nhìn nhận, trong bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt, cần đề cao và luôn nhấn mạnh quan điểm chế biến sâu sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên liệu thô. Đây chính là tiền đề để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương tới thị trường nội địa và quốc tế.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm