Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/2 tăng 100 đồng/kg. Hiện cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 43.600 – 43.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Nông hôm nay dao động từ 44.200 - 44.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, cà phê được thu mua với giá cao nhất là 44.400 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York đều cùng ở xu hướng tăng.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 10 USD, lên 2.054 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 13 USD, lên 2.057 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York kéo dài chuỗi tăng, kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 2,45 cent, lên 179,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 2,30 cent, lên 179,05 cent/lb, các mức rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tồn kho cà phê Robusta tại sàn London tính đến ngày 13/02 đã giảm thêm 300 tấn, tức giảm 0,5% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 59.540 tấn (tương đương 992.333 bao, bao 60 kg).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 142.544 tấn, trị giá 310,4 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và 38,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Còn so với tháng 2/2022, tháng có cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm nay tăng 2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá.
EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm, chiếm 43,6% tổng khối lượng xuất khẩu với 62.132 tấn, trị giá 135 triệu USD. Ngoài EU, các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu khác có thể kể đến như Mỹ đạt 10.901 tấn, Nga 10.087 tấn…
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), xuất khẩu cà phê Việt Nam lớn thứ hai thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil. Tuy nhiên, dù đứng thứ 2 về xuất khẩu trên thị trường thế giới, nhưng cà phê Việt Nam đang chủ yếu xuất khẩu thô ra thế giới, chưa chú trọng chế biến sâu.
Nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức và tập trung vào chế biến sâu cà phê thay cho xuất khẩu cà phê nhân với nhiều rủi ro do bị tính "trừ lùi". Hiện cà phê rang xay và hoà tan xuất khẩu đã chiếm tỷ trọng cao trong thị phần, tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam đang đi sâu vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA đã ký kết.
Theo Vicofa, hiện cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở sản xuất cà phê hoà tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm.
Vicofa đặt mục tiêu trong 10 năm tới đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 5-6 tỉ USD, tăng hơn 1,5 lần so với kim ngạch xuất khẩu cà phê hiện nay, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến với giá trị gia tăng cao hơn.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm