Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 13/1 giảm 500 đồng/kg. Hiện cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 38.400– 38.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk hôm nay là 39.000 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai, cà phê được thu mua với giá cao nhất 39.100 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York quay đầu tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 44 USD, lên 1.855 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 40 USD, còn 1.820 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 1,90 cent, lên 145,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 1,70 cent, thành 146,40 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Tồn kho đạt chuẩn của Arabica trên Sở ICE US ngày 5/1 tăng 7.388 bao loại 60kg, đưa tổng lượng tồn kho hiện tại lên mức cao nhất trong hơn 05 tháng qua. Thêm vào đó, các chuyên gia dự kiến lượng tồn kho sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Ngành cà phê Việt Nam vừa trải qua một năm “bùng nổ” với kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục hơn 4 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, chuyên gia dự báo doanh số xuất khẩu sẽ chậm lại do nguồn cung không dồi dào như năm trước, trong khi giá cà phê có xu hướng giảm do cung – cầu thế giới chuyển từ thiếu hụt sang dư thừa.
Về thị trường xuất khẩu, năm 2022 lượng cà phê xuất khẩu sang một số thị trường chính có xu hướng tăng so với năm 2021. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 39% khối lượng xuất khẩu, đạt 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD.
Lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA cũng góp phần mang lại động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU hiện nay là các yêu cầu về chất lượng, tính bền vững đối với các sản phẩm ngày càng gia tăng. Các địa phương cần rà soát, phân loại, xác định diện tích cà phê già cỗi của từng hộ để xây dựng kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cho từng năm sát với thực tế. Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng để nhân nhanh các giống mới đưa vào tái canh.
Đồng thời, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng, Thay vì xuất khẩu cà phê thô như trước đây, các doanh nghiệp cần chuyển hướng sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. Đây là cơ hội để chinh phục những thị trường khó tính, nâng cao thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm