Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 09/4 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm 400 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 49.100 – 49.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 49.400 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 49.500 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 49.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay thu mua với giá 49.500 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York tiếp tục ở trạng thái đối lập.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 15 USD, xuống 2.299 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 18 USD, còn 2.256 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo ổn định khoảng cách.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 3,45 cent, lên 183,60 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 2,70 cent, lên 181,70 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE London ngày 5/4 đã giảm về 731.959 bao loại 60kg, mức thấp nhất kể từ 13/12/2022, dấy lên lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá tăng. Trong khi đó, tồn kho Robusta trên Sở ICE London tiếp tục giảm về 74.660 tấn, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tháng 3/2023, Việt Nam xuất khẩu 230 nghìn tấn cà phê, trị giá 522 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với tháng 3/2022.
Tính đến hết quý I/2023, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 572 nghìn tấn, thu về gần 1,27 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Quý I/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.214 USD/tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mới đây, để thực hiện Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030, trong tháng 12/2022, EU đã đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm trong trường hợp chúng được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng.
Theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, cacao, gỗ và cao su, được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12/2020.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, EU thay đổi quy định nhập khẩu, xuất khẩu cà phê Việt đối diện thách thức.
Các nước Bắc Âu đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng họ không lấy cà phê từ nguồn có rừng bị phá hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, mới có thể xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU) nói chung cũng như các nước Bắc Âu nói riêng.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm