Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 05/4 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng 400 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 48.500 – 48.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 48.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 48.900 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 49.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay thu mua với giá 48.900 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York đang ở trạng thái đối lập.
Kết thúc phiên giao gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London trở lại xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 25 USD, lên 2.254 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 24 USD, lên 2.219 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo ổn định khoảng cách.
Trái ngược, giá cà phê Arabica trên sàn New York quay đầu giảm sau 3 phiên tăng giá liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 0,85 cent, còn 175,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 0,75, xuống 174,50 cent/lb, các mức giảm không đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tồn kho cà phê Robusta do ICE – London quản lý ngày 03/04 đã giảm 190 tấn, tức giảm 0,25%, xuống 75.310 tấn, vẫn đứng ở mức thấp 3,5 tháng. Cùng với đó, nhờ lực kéo từ Arabica cũng như lo ngại về khan hiếm nguồn cung giúp giá Robusta tiếp tục khởi sắc.
Mặc dù Brazil đã bắt đầu thu hoạch, sản lượng được Conab dự báo có sự suy yếu nhẹ so với năm 2022. Cùng với đó, cảnh báo của Reuters về sự khan hiếm nguồn cung tại Việt Nam và Indonesia khiến cho thị trường chứng kiến bức tranh chung về sự thu hẹp nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ đà tăng của giá.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê trong tháng 3 của nước ta tăng 9,24% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 230.000 tấn. Qua đó, đưa xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ hiện tại 2022/2023 lên đạt xấp xỉ 977.913 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây.
Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn có thể sử dụng cà phê. Theo dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2033.
Bên cạnh đó, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức lớn cần phải đối mặt để có thể duy trì đà tăng trước đó, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực hơn cả từ các yếu tố vĩ mô đến nguồn lực trong nước.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm