Thị trường hàng hóa
Giá cà phê trong nước hôm nay 01/3 giảm 200 đồng/kg, tuy nhiên, thị trường cà phê nội địa vẫn đang duy trì trên ngưỡng giá 47.000 đ/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 46.600 – 46.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 47.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 47.200 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 47.100 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê giảm 200 đồng/kg, hôm nay giá thu mua ở mức 47.200 đồng/kg tại thành phố Gia Nghĩa và 47.100 đồng/kg ở huyện Đắk R'lấp.
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn hôm nay ở xu hướng đối lập nhau.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 7 USD, lên 2.140 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 8 USD, thành 2.129 USD/tấn, các mức tăng. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Đối lập, giá cà phê Arabica trên sàn New York có xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 0,15 cent, còn 186,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 đứng yên ở mức 184,90 cent/lb, các mức giảm không đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Tính đến ngày 24/2, lượng tồn kho cà phê Robusta trên sàn London đã tăng 5.980 tấn ( tăng 9,77% so với một tuần trước đó), lên mức 67.180 tấn (tương đương 1.119.667 bao, bao 60 kg).
Theo Tổng cục Hải Quan, báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê Robusta, trong nửa đầu tháng 2/2023 chỉ đạt 90.315 tấn (khoảng 1,5 triệu bao), giảm 25,8 % so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống 25 triệu bao và tồn kho cuối kỳ gần như không đổi ở mức 3,5 triệu bao.
Hiện Việt Nam có hơn 710 nghìn héc-ta cà phê, sản lượng hơn 1,8 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Tuy nhiên, ngành hàng cà phê Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững. Chẳng hạn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê dưới dạng sản phẩm nhân xô, loại hàng hóa mà các nước nhập khẩu chỉ xem là nguyên liệu thô...
Do đó, để nâng cao chất lượng ngành hàng cà phê Tây Nguyên, các địa phương cần tập trung đầu tư thêm về hạ tầng, các giải pháp kỹ thuật, tập trung đầu tư phát triển logistics… để phát triển mạnh hơn nữa vùng nguyên liệu cà phê. Đặc biệt tập trung đội ngũ khuyến nông về các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phổ biến quy chuẩn, hướng dẫn bà con canh tác sao cho đúng chuẩn, nâng cao giá trị hạt cà phê.
Bên cạnh đó, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất. Và để làm được thì bắt buộc doanh nghiệp cần có được vùng nguyên liệu sản xuất, phải biết chế biến sâu, số hóa sản xuất, số hóa khâu bán hàng để tiếp cận tệp khách hàng tốt hơn…
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm