Thị trường hàng hóa
Giá cà phê hôm nay 01/12 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên được thu mua với giá 40.200 – 40.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua 30/11.
Trong đó, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 40.100 – 40.200 đồng/kg. Giá cà phê tại các huyện của tỉnh Gia Lai như Chư Sê, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông dao động từ 40.500 – 40.600 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum cà phê được thu mua với giá là 40.600 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 40.700 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất 40.800 đồng/kg.
Về giá cà phê thế giới, giá cà phê trên 2 sàn tiếp nối đà tăng.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng 4 USD, lên 1.859 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 7 USD, lên 1.833 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 6,05 cent, lên 168,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 6,00 cent, lên 169,10 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá thấp dưới mức trung bình.
Theo chuyên gia, giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn trở lại đà tăng do lo ngại nông dân trồng cà phê giảm bán vì tiền tệ các nước sản xuất tiếp tục mất giá. Trong khi đó, nền kinh tế của nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới đang mắc kẹt trong vòng lặp hạn chế “Zero covid”. Đồng Reais tăng mạnh 1,39%, tỷ giá lên ở mức 1USD = 5,2900 R$, hỗ trợ người Brasil giảm bán , đã thúc đẩy thị trường giá tăng, trong khi hàng thực tại thị trường nội địa trở nên khó mua.
Thông tin bên lề, tỉnh Đắk Nông hiện có 135.000ha cà phê, sản lượng 332.000 tấn, đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên, sau Đắk Lắk, Lâm Đồng. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung xây dựng vùng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thể giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI).
Mục tiêu phát triển cà phê đặc sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đến năm 2025 được khoảng 1.000ha với sản lượng cà phê nhân chọn lọc đáp ứng chế biến sản phẩm cà phê đặc sản đạt 530 tấn trở lên. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Đắk Nông yêu cầu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy hợp tác xã làm trung tâm, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, kết nối thị trường theo cung ứng. Các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất căn cứ vào lợi thế về điều kiện sinh thái và thị trường, xác định vùng tiềm năng trồng cà phê đặc sản, ưu tiên giữ gìn và phát triển vùng nguyên liệu truyền thống sản xuất cà phê đặc sản.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm