Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:10 29/03/2023

GDP quý I/2023 tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,32%

GDP quý I ghi nhận mức tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng thấp. Nếu xét trong giai đoạn 2011 - 2023, mức tăng này chỉ cao hơn quý I/2020.

Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 diễn ra vào sáng 29/3, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho biết:  Từ đầu năm tới nay, Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. 

Sự bất ổn của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới đối với hệ thống ngân hàng trong khi các ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa.

GDP quý I/2023 tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,32%. (Ảnh: TM)

Trước một số tác động đó, GDP quý I ghi nhận mức tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng thấp. Nếu xét trong giai đoạn 2011 - 2023, mức tăng này chỉ cao hơn quý I/2020.

Theo bà Hương, ngành dịch vụ đang là “điểm sáng” của kinh tế Việt Nam trong tháng 3/2023 và cả quý I/2023. 

Cụ thể, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, trong tháng 3/2023 ước đạt gần 900.000 lượt, gấp 21,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chỉ bằng 60% so với năm 2019 - thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cộng gộp trong quý, tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 2,5 triệu lượt khách, tăng 29,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước 

Ngoài ra, các ngành dịch vụ khác cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh, như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25,98% so với cùng kỳ năm trước; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,09%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%; ngành vận tải, kho bãi tăng 6,85%.

“Trong mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh”, bà Hương nhấn mạnh.

Dù vậy, trong quý I/2023, một số chỉ số kinh tế có sự suy giảm mạnh. Đơn cử, dòng vốn FDI tính đến ngày 20/3 ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, bộ ngành và địa phương cùng với với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu nên cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD.

Đọc thêm

Xem thêm