Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:10 14/10/2022

Gần 900 năm giữ lửa của làng nghề đúc đồng Vạn Điểm - Nam Định

Nam Định nay, Thành Nam xưa vẫn được coi là một vùng đất văn hiến, nơi khởi sinh vô số những "làng cổ, phố nghề". Xét về truyền thống lâu đời, không thể không nhắc đến làng nghề Vạn Điểm, cái nôi của tinh hoa đúc đồng Việt Nam với bề dày 900 năm lịch sử.

Nằm cách thành phố Nam Định khoảng 20km, huyện Ý Yên nổi tiếng là quê hương của nghề đúc đồng. Trong đó, làng nghề Vạn Điểm nổi tiếng được xem là nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm đồ đồng tinh xảo bậc nhất hiện nay.

Nghề đúc đồng ở Vạn Điểm gắn với một sự tích. Theo các tài liệu, văn bản cổ xưa cùng nội dung truyền miệng mà các cụ cao niên trong làng thuật lại, ông tổ nghề đúc đồng mà người dân Vạn Điểm hiện thờ tại đình làng chính là Khổng Minh Không. Tên thật của ông là Nguyễn Chí Thành, pháp hiệu Nguyễn Minh Không, là vị cao tăng đứng đầu Phật giáo triều đại nhà Lý trong lịch sử. Ông là người đã dạy cho dân làng nghề đúc sanh, nồi, mâm đồng và các vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt.

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, nghề đúc đồng vẫn trường tồn với người dân nơi đây. Để tưởng nhớ công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn ông là tổ sư của nghề đúc đồng.

Nam Định nổi tiếng là quê hương của nghề đúc đồng

Làng nghề Vạn Điểm ngày nay được cả nước biết đến với những sản phẩm đúc tinh xảo được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi khắp thế giới. Tuy nhiên vào thuở sơ khai, làng nghề đúc đồng Vạn Điểm gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ đồng là thứ kim loại quý, giá thành tương đối cao mà nhân dân ta lúc bấy giờ đa phần là những nông dân nghèo. Cuộc sống của người dân làng Vạn Điểm thời điểm đó cũng khó khăn như chính nghề mưu sinh của họ vậy.

Với sự phát triển của xã hội và sức sáng tạo của con người nơi đây, làng nghề truyền thống đã có những bước chuyển mình và hồi sinh mạnh mẽ. Bên cạnh những yếu tố về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và phát triển thì sản phẩm của làng nghề đúc đồng Vạn Điểm cũng có nhiều cách tân dựa trên những nét cổ truyền vốn có.

Nghệ nhân đang thực hiện công đoạn đắp mẫu trước khi làm khuôn và đổ đồng

Quy trình sản xuất gồm nhiều khâu, từ đắp mẫu, làm khuôn, nấu đồng và đổ đồng, làm nguội, làm màu, khảm họa tiết, làm nền, dát vàng đến hoàn thiện sản phẩm .... Thông thường, các sản phẩm đồ đồng cần mất tới 1-1.5 tháng để hoàn thiện.

Chị Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Đồ Đồng Dung Quang Hà, cho biết: Nghề đúc đồng chia ra thành nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao và có những nghệ nhân, người thợ chuyên biệt phụ trách. Nhiều nghệ nhân không chỉ được truyền nghề từ gia đình, cha ông, mà còn được đào tạo bài bản các chuyên ngành mỹ thuật, điêu khắc một cách chuyên nghiệp. 

Chị Nguyễn Thị Dung - Giám đốc Đồ Đồng Dung Quang Hà chia sẻ: Thông thường, một sản phẩm đồ đồng cần mất từ 1 - 1.5 tháng để hoàn thiện

Tuy nhiên, theo chị Dung, hiện nay, một bộ phận không nhỏ người trẻ trong làng không còn quá "mặn mà" với nghề đúc đồng. Vì vậy, để gìn giữ, phát huy và lan tỏa những nét đẹp truyền thống của làng nghề, doanh nghiệp và người dân cần chung sức, chuyển mình hội nhập, đổi mới để đưa sản phẩm vươn xa hơn không chỉ thị trường trong nước mà còn trên bình diện quốc tế. Làng nghề phát triển lớn mạnh, đời sống người dân lên cao cũng sẽ góp phần tạo động lực và khơi dậy trách nhiệm cho các thế hệ sau giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của cha ông để lại.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ

Làng Vạn Điểm có nhiều hộ gia đình lưu giữ truyền thống nghề đúc đồng của ông cha. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp địa phương cũng ra đời nhằm phát triển và quảng bá chuyên nghiệp hơn, sâu rộng hơn các sản phẩm truyền thống của quê hương.

Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề Vạn Điểm ngày càng phát triển, bền bỉ giữ lửa nghề qua năm tháng. Sự phát triển của làng nghề cũng như các doanh nghiệp truyền thống đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, cải thiện đời sống và thu nhập của người dân. Các làng nghề và sản phẩm của làng nghề góp phần giữ gìn được nét văn hóa đặc sắc của quê hương cũng như tạo nên bản sắc cho nền kinh tế nói chung của Việt Nam.

Đồ Đồng Dung Quang Hà là cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ đồng có bề dày lịch sử và quy mô lớn hàng đầu tại làng nghề Vạn Điểm, quy tụ nhiều nghệ nhân tài hoa, giàu kinh nghiệm. Có những nghệ nhân đã gắn bó với thương hiệu trên 20 năm.

Những năm gần đây, Đồ Đồng Dung Quang Hà không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng mẫu mã, sản phẩm. Đồng thời, công ty cũng chính thức hợp tác với Intel Media & Consulting (đơn vị tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp trực thuộc IMCE Global) để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, hướng tới chuyển mình hội nhập và mang văn hóa, nét đẹp của sản phẩm truyền thống đến với bạn bè quốc tế.

 

Đọc thêm

Xem thêm