Thị trường hàng hóa
Đây là giao dịch đáng kể đầu tiên trên kênh OMO kể từ cuối tháng 2/2024.
Sau chuỗi thời gian liên tục chào bán tín phiếu từ ngày 11/3 đến nay, ngày 2/4, Ngân hàng Nhà nước đã dừng hoạt động này. Ngày 1/4, NHNN phát hành 500 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 2,4%/năm.
Theo đó, từ ngày 11/3 đến ngày 1/4, NHNN đã phát hành 171.700 tỷ đồng tín phiếu, qua đó hút về lượng tiền tương ứng khỏi thị trường. Tất cả trái phiếu được phát hành đều có kỳ hạn 28 tháng. Theo đó, từ ngày 8/4, số tín phiếu này sẽ bắt đầu đáo hạn và trả lại 15.000 tỷ đồng thanh khoản cho thị trường.
Lần gần nhất NHNN thực hiện bơm tiền qua kênh OMO là tuần 19-23/2 với giá trị bơm ròng 6.038 tỷ đồng, thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn (kỳ hạn 7 ngày, lãi suất trúng thầu 4%).
Trước đó, năm 2023, NHNN duy trì hoạt động chào mua giấy tờ có giá nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng có nhu cầu. Các giao dịch OMO phát sinh thường xuyên trong 5 tháng đầu năm 2023. Thậm chí, có phiên, nhà điều hành cho các ngân hàng vay tới gần 26.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhu cầu vay cầm cố giấy tờ có giá bắt đầu giảm dần từ cuối tháng 5 và ngừng hẳn kể từ đầu tháng 6 cho đến phiên 29/12/2023 trong bối cảnh thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp.
Các tổ chức tín dụng rơi vào cảnh "ế vốn", dư thừa thanh khoản đã kéo giảm lãi suất liên ngân hàng xuống vùng thấp kỷ lục.
Đến trung tuần tháng 9 năm 2023, NHNN đã phải mở lại hoạt động phát hành tín phiếu để hút bớt thanh khoản VNĐ dư thừa trong bối cảnh tỷ giá liên tục leo thang.
Cuối năm 2023 và sau dịp Tết Nguyên đán, đã có một số tổ chức tín dụng tìm đến kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh khoản. Giá trị giao dịch trong các phiên không cao và nhu cầu thường chỉ xuất hiện trong một vài phiên.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm