Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:41 24/09/2024

Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ, kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trong 24 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 2 chu kỳ giảm lãi suất của Fed. Đáng chú ý, 2 lần này đều rơi vào các trường hợp liên quan đến một cuộc khủng hoảng.

Fed giảm lãi suất 0,5%, sẵn sàng giảm thêm 2% nữa

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định giảm lãi suất tham chiếu 50 điểm cơ bản (0,5%), xuống còn 4,75-5%. Đây là lần đầu tiên, Fed quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau 2 năm thắt chặt với 11 lần nâng lãi suất liên tục để chống lạm phát.

Bên cạnh đó, giới chức Fed cũng phát tín hiệu có thể giảm lãi suất thêm 0,5% vào cuối năm nay và 1% vào năm sau. Sang 2026, có thể sẽ hạ tiếp 0,5% để đưa lãi suất tham chiếu về mức 2,75-3%.

Đáng chú ý, ngoài các lần cắt giảm khẩn cấp trong thời kỳ Covid, lần cuối cùng cơ quan này cắt giảm ở mức tương tự là vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Diễn biến lãi suất tham chiếu của Fed từ tháng 7/2000 đến nay. (Nguồn: Fed, CNBC)

 

Hiện một bộ phận nhà đầu tư lo ngại việc Fed mạnh tay giảm lãi suất ở mức 0,5%, cao gấp đôi so với mức 0,25% được dự báo trước đó, có thể cho thấy tín hiệu Fed thừa nhận “chậm chân” trong việc điều hành, hàm ý suy thoái đang đến gần như những gì từng xảy ra vào năm 2001, 2007 - 2008, và 2019-2020.

Vậy liệu nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái, mức độ tác động lên thị trường chứng khoán thế nào?

Theo chia sẻ của các chuyên gia phân tích từ Chứng khoán Rồng Việt, hiện vẫn chưa qua muộn để Fed bắt đầu giảm lãi suất nhằm giúp nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”.

Mặc dù, dữ liệu việc làm tháng 7 và tháng 8 cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra ít việc làm hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại của một số nhà đầu tư rằng chính sách tiền tệ quá chặt chẽ đã gây thiệt hại cho thị trường lao động.

“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thị trường lao động đang hạ nhiệt nếu so sánh với giai đoạn trước đại dịch (2018-2019). Bên cạnh đó, các chỉ báo chính yếu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tăng trưởng không quá nóng, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt một cách chắc chắn, tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng trở lại nhưng vẫn dưới mức toàn dụng. Đó là những cơ sở để Fed thực hiện đợt cắt giảm lần này”, Chứng khoán Rồng Việt phân tích.

Dữ liệu cũng cho thấy tác động của việc Fed hạ lãi suất đối với thị trường chứng khoán Mỹ không phải lúc nào cũng giống nhau.

Các lần Fed giảm lãi suất trong quá khứ và tác động lên thị trường chứng khoán Mỹ. (Nguồn: Chứng khoán Rồng Việt)

 

Cụ thể, từ năm 1982 - 2000, thị trường chứng khoán Mỹ tăng khi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái (1981-1983, 1991) hoặc thúc đẩy thêm nền kinh tế để giảm nguy cơ suy thoái (1995-1996) hoặc thậm chí là giảm bớt sự lây lan có thể xảy ra từ cuộc khủng hoảng tài chính bên ngoài (1985-1986, 1998). Khi đó, thị trường chứng khoán phản ứng tích cực với động thái điều hành này.

Ngược lại, khi Fed hạ lãi suất nhanh và đột ngột để chống lại suy thoái ở Mỹ do cuộc khủng hoảng tài chính (vào những năm 2000), cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường tài chính (2007) và sự kiện "thiên nga đen" mới đây như Covid-19 (năm 2020), thị trường đã sụp đổ nhanh chóng.

Những đợt cắt giảm lãi suất khẩn cấp đó và quy mô của chúng đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ và khiến họ phản ứng mạnh mẽ hơn và thị trường chỉ phục hồi khi tác động của quá trình nới lỏng định lượng (QE) bắt đầu lan tỏa.

Với kịch bản cơ sở nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm, Chứng khoán Rồng Việt nhận định động thái hạ lãi suất lần này của Fed sẽ phù hợp với những gì đã diễn ra trong giai đoạn 1982 - 2000 và thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có những phản ứng tích cực.

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 2 chu kỳ Fed nới lỏng chính sách tiền tệ.

 

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, trong 24 năm hoạt động thì đã trải qua 2 chu kỳ Fed cắt giảm lãi suất. Đáng chú ý, 2 lần này đều rơi vào các trường hợp liên quan đến một cuộc khủng hoảng.

Theo tính toán của Chứng khoán Rồng Việt, mức độ tương quan giữa chỉ số VN-Index và chỉ số SP500 đạt mức dương 0,6. Điều này hàm ý một kịch bản hạ lãi suất vừa phải để đưa nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm có thể gián tiếp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong chu kỳ cắt giảm lãi suất lãi suất, cơ chế dẫn truyền tác động lên các thị trường cận biên và mới nổi đến từ việc đồng USD sẽ có xu hướng yếu hơn so với quá khứ do hiệu ứng chênh lệch lãi suất với các cặp tiền khác thu hẹp lại và lãi suất thấp sẽ làm giảm bớt đi sự hấp dẫn của đồng USD.

Xem thêm: "VN-Index thiết lập xu hướng đi lên, nhà đầu tư “lỡ sóng” cần làm gì?" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Khi đó, dòng tiền neo trú bằng đồng USD có xu hướng tái phân bổ lại các tài sản có mức rủi ro và kỳ vọng sinh lợi cao hơn trong đó bao gồm tài sản chứng khoán ở các thị trường cận biên và mới nổi.

Chứng khoán Rồng Việt cũng lưu ý, xu hướng bán ròng ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng dịu lại, và có tín hiệu mua ròng đáng kể ở một số thị trường trước thềm cuộc họp tháng 9/2024 của Fed/

“Do đó, sự luân chuyển dòng vốn lần này sẽ tác động tích cực thị trường chứng khoán Việt Nam và sẽ là xu hướng chung trong chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed và các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển khác”, Chứng khoán Rồng Việt đánh giá.

Đọc thêm

Xem thêm