Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 29/11/2023

Dự kiến xuất khẩu dệt may đạt hơn 40 tỷ USD

Hiệp hội Dệt may Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2022.

Nguyên nhân của sự suy giảm của xuất khẩu ngành dệt may là sức mua của thị trường lớn sụt giảm đáng kể do kinh tế thế giới trong năm nay phục hồi chậm, lạm phát gia tăng, thị trường tài chính toàn cầu mất ổn định.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2022.

 

Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị vẫn tồn tại, làm phân mảnh thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Trong cơ cấu xuất khẩu năm 2023, hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 78,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, tương ứng 31,7 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2022. Các mặt hàng khác như xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu dệt may, vải không dệt đều ghi nhận tăng trưởng âm so với năm 2022.

Ngoài ra, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi rõ rệt. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh như áo thun, quần short, quần áo trẻ em... Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans lại tăng nhanh.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng thách thức với ngành dệt may chưa dừng lại khi kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo còn nhiều biến động.

Bên cạnh đó, các thị trường lớn đưa ra nhiều quy định mới liên quan đến môi trường và quyền con người, chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may...

Song, ngành dệt may vẫn có những lợi thế nhất định so với đối thủ khi Việt Nam đã và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh…

Ngoài ra, Vitas kỳ vọng chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi – dệt - nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các hiệp định.

Dựa vào bối cảnh trong nước, quốc tế, Vitas xây dựng mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2024 đạt 44 tỷ USD. Tồn kho hàng dệt may toàn cầu hiện nay vẫn ở mức khá cao, Vitas kỳ vọng dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sẽ giải phóng bớt, tạo động lực cho ngành trong năm tới.

Đọc thêm

Xem thêm