Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 14/09/2023

Dư địa để xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Anh

Hiện Anh nhập khẩu rất nhiều các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh của Việt Nam, chiếm tới 99% tổng kim ngạch XK. So với cùng kỳ, XK các mặt hàng này của Việt Nam sang Anh tăng tới 98%.

Dự báo hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh trong những tháng cuối năm sẽ vẫn tiếp tục khả quan

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tại thị trường Anh, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 13, còn Ecuador, Mauritius và Seychelles đang dẫn đầu thị trường này.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh trong những tháng cuối năm sẽ vẫn tiếp tục khả quan.

Hiện Anh nhập khẩu rất nhiều các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh của Việt Nam, chiếm tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với cùng kỳ, xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Anh tăng tới 98%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp lại giảm.

Nguồn: VASEP

Tại thị trường Anh, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 13, còn Ecuador, Mauritius và Seychelles đang dẫn đầu thị trường này.

Tuy nhiên năm nay do hiện tượng El Niño khiến cho lượng mưa tại Panama giảm. Hạn hán đang làm cho việc vận chuyển hàng hóa của các nước Nam Mỹ, trong đó có Ecuador, sang các nước Châu Âu qua kênh đào Panama gặp khó khăn.

Theo bà Nguyễn Hà - Chuyên gia thị trường Cá ngừ (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam) cho biết: Các công ty vận tải biển phải lựa chọn các tuyến đường thay thế. Eo biển Magellan, ở mũi Nam Mỹ, là tuyến đường thủy tự nhiên nhưng cách Kênh đào Panama khoảng 7.000 km và cách Cảng Manta gần 6.000 km, do đó là một đường vòng rất lớn cho tàu container. Vì thế, có thể nói đây là cơ hội cho các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam tăng XK cá ngừ sang nước châu Âu, trong đó có Anh.

Ngoài ra, ngày 16/7 vừa qua, Vương quốc Anh đã ký kết thỏa thuận và chính thức trở thành thành viên thứ 12 của khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sự gia nhập của Anh kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại của nước này và các thành viên trong khối CPTPP, trong đó có Việt Nam. Cùng với hiệp định thương mại giữa Việt Nam – Anh (UKVFTA), những ưu đãi từ CPTPP sẽ mở ra cơ hội cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam vào thị trường Anh, trong đó có cá ngừ.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, sau khi sụt giảm mạnh 51% trong tháng 5/2023 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh tiếp tục tăng trong 2 tháng sau đó. Sự tăng trưởng này đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh trong 7 tháng đầu năm 2023 lên cao hơn 77% so với cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 4,5 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trị giá xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong 7 tháng năm 2023 ước đạt gần 445,6 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Trong các mặt hàng cá ngừ xuất khẩu, các sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô có giá trị cao vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này giảm 46% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp tăng. Trị giá xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 204 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu là do giá tăng. Về thị trường, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Canada… vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Trong khi đó, xuất khẩu sang EU, Mexico, Israel và Thái Lan đang ghi nhận sự tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Thị trường EU có dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng 28% trong tháng 6 và tháng 7, với kim ngạch 12 triệu USD/tháng. Đáng chú ý, trong khối EU, xuất khẩu sang Hà Lan liên tục tăng trưởng “phi mã” trong 2 tháng gần đây ở mức 3 con số; sang Đức vẫn đang duy trì mức tăng 30% trong tháng 6 và tháng 7. Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico và Chile cũng tăng mạnh lần lượt là 100% và 90%; Thái Lan đang tăng cao ở mức 65% trong hai tháng gần đây.

Đọc thêm

Xem thêm