Thị trường hàng hóa
Thị trường bất động sản Việt Nam đang bị sụt giảm nặng nề về nguồn cung trong 2 năm qua, phần lớn nguyên nhân đến từ vấn đề tài chính của chủ đầu tư và pháp lý dự án. Thị trường hầu như không có thanh khoản, các dự án ngưng bán hàng, thậm chí bị thu hồi hoặc vướng phải kiện tụng, tranh chấp với khách hàng...
Nút thắt về pháp lý khiến các nhà đầu tư ngày càng thận trọng khi ra quyết định đầu tư vào sản phẩm bất động sản.
Đồng thời, khi áp dụng phương pháp tính tiền sử dụng đất mới, chi phí giải phóng mặt bằng cũng lớn hơn khiến mức đầu tư đầu vào cho mỗi dự án trở nên cao hơn, dự kiến kéo theo giá sản phẩm đến tay khách hàng cũng “đắt đỏ” hơn. Do đó, Ông Hoàng Hữu Minh Dũng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và phát triển BHS Group (BHS R&D) dự báo trong thời gian tới, số lượng dự án mới được phê duyệt sẽ tiếp tục khan hiếm.
Theo báo cáo của Ban IV, tính đến cuối tháng 9/2023, hàng tồn kho bất động sản rất lớn, có tổng giá trị lên đến 301.600 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ. Từ số liệu này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, cần phải có giải pháp để tháo gỡ, đưa lượng hàng tồn kho rất lớn này trở lại thị trường bất động sản để vừa tạo dòng tiền, tạo thanh khoản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tăng nguồn cung nhà ở.
Để thị trường địa ốc có triển vọng phục hồi và tăng trưởng từ nửa cuối năm 2024 trở đi, Chủ tịch HoREA cho rằng, đi đôi với nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành phải sửa đổi ngay một số quy định bất cập của các văn bản dưới luật (và xây dựng các văn bản quy định chi tiết thực hiện các luật dự kiến sắp được ban hành) và tiếp tục phát huy hơn nữa hoạt động của các tổ công tác của Chính phủ, cùng với đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của UBND cấp tỉnh.
Việc này nhằm kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, phát huy được nguồn lực đất đai, tạo điều kiện để tiếp cận thuận lợi thị trường vốn, tín dụng và tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý cho khoảng 1.000 dự án bất động sản trong cả nước...
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm