Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 27/08/2022

Dự báo lạm phát Việt Nam cả năm 2022 khoảng 3,37 - 3,87%

Đại diện Bộ Tài chính cho hay 8 tháng đầu năm, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Theo đó, CPI bình quân năm 2022 dự báo sẽ tăng trong khoảng 3,37-3,87%, cao hơn so với mức dự báo 3,4% - 3,7% của Tổng cục Thống kê…

Diễn biến 8 tháng đầu năm 2022

Mới đây, báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, 8 tháng qua, với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Theo ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 ước tăng 0,006% so với tháng trước. 

Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI ước tính tăng khoảng 2,58% - 2,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong thời gian tới, về các yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, Bộ Tài chính dự báo giá bình quân các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới quý IV/2022 sẽ ở mức 110-120 USD/thùng (tăng 18,64% – 31,49% so với cùng kỳ năm 2021), cả năm 2022 ở mức 115-125 USD/thùng (tăng từ 46,3% - 64,1% so với năm 2021). 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 8 tháng. (Ảnh: chinhphu.vn)

Bình quân giá bán lẻ xăng dầu trong nước năm 2022 ước tăng so với bình quân giá bán lẻ xăng dầu năm 2021 từ 23,43%-37,16% đối với mặt hàng xăng và tăng khoảng 36,1% đến 46,4% đối với mặt hàng dầu diesel. Bên cạnh đó, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ tình trạng phục hồi không đồng đều của kinh tế thế giới, nhất là một số nền kinh tế lớn và đối tác chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao. 

Một số yếu tố khác gây áp lực lên mặt bằng giá như: đồng đô la Mỹ tăng giá; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ tết cuối năm. Giá thịt lợn đang có xu hướng tăng do ảnh hưởng của thị trường một số nước lân cận và chi phí sản xuất.

Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch có sự hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Việc tập trung triển khai đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vào cuối năm cũng có thể làm giá cả biến động nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời.

Tuy nhiên, có một số yếu tố làm giảm áp lực mặt bằng giá như giá điện bình quân được giữ ổn định trong những tháng còn lại của năm 2022, giá dịch vụ y tế chưa điều chỉnh. Các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Hai kịch bản điều hành giá 

Theo ước tính của Bộ Tài chính, với ước tính CPI tháng 8 tăng 0,006%, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 4 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,27% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%. Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, Bộ Tài chính đã cập nhật 2 kịch bản điều hành giá.

Ảnh minh hoạ 

Trong đó, ở kịch bản 1, giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 40% so với năm 2021, giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trong khoảng từ 5-10%, cộng với ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,2%, dự báo CPI bình quân năm 2022 so năm 2021 tăng khoảng 3,37%.

Ở kịch bản 2, giả định như kịch bản 1 và thêm các yếu tố từ giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác tăng cao hơn từ 3-5%, ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,4%, dự báo CPI bình quân năm 2022 so năm 2021 tăng khoảng 3,87%. 

Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37 - 3,87%. Ở kịch bản của Tổng cục Thống kê, dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,4% - 3,7%. Còn Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7 ± 0,3%.

 

Đọc thêm

Xem thêm