Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:28 05/11/2022

Dự báo khủng hoảng nguồn cung sữa trên toàn cầu

Nắng nóng và hạn hán đang khiến các loại cây trồng dành cho gia cho súc bị khô kéo, cản trở hoạt động sản xuất sữa và là mối đe dọa đối với ngành chăn nuôi toàn cầu. Những yếu tố càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung sữa tươi.

Hệ quả của biến đổi khí hậu khiến một số khu vực sản xuất sữa lớn nhất thế giới đang trở nên sụt giảm dần do thời tiết khắc nghiệt. Đàn bò không thể sản xuất được nhiều sữa dưới áp lực của nhiệt độ nóng; nhiều nơi trở nên khô cằn hay phải hứng chịu những đợt bão lớn đã ảnh hưởng đến việc trồng trọt những loại thức ăn yêu thích của chúng.

Tại Australia, sản lượng sữa bò được dự báo sẽ giảm gần 500.000 tấn trong năm nay khi nhiều nông dân phải bỏ nghề do chịu sức ép từ các đợt nắng nóng trong một thời gian dài. Còn ở Ấn Độ, nông dân nuôi bò ở quy mô nhỏ cũng đang xem xét cẩn thận việc đầu tư mua các thiết bị làm mát cho trang trại, bởi họ sẽ phải gồng mình lên để chi trả cho các loại máy này. 

Ảnh minh hoạ 

Tương tự, các nhà sản xuất ở Pháp cũng đang phải tạm dừng việc làm ra các loại pho mát chất lượng cao khi những cánh đồng đang trở nên khô cằn, khiến lượng cỏ nuôi đàn bò không còn. Tình trạng này kéo dài gây nên nguy cơ làm cạn kiệt sản lượng sữa tươi và đe dọa tới nguồn cung mọi thứ, từ bơ đến sữa bột dành cho trẻ em. 

Riêng tại Mỹ, các nhà khoa học ước tính, ngành sữa thiệt hại 2,2 tỷ USD/năm vào cuối thế kỷ này. Đây là một gánh nặng tài chính không dễ dàng đối với một ngành vốn đã chật vật kiếm tiền. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn ở mức cao ước tính ngành công nghiệp sữa và thịt của Mỹ sẽ thiệt hại 39,94 tỷ USD/năm vào cuối thế kỷ này. 

Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia đang phát triển, kích thích nhu cầu đối với các mặt hàng sữa lên cao. Tuy nhiên, chính sách áp dụng cho ngành sữa lại không tạo được động lực khuyến khích nông dân ở một số khu vực mở rộng sản xuất. 

Một khi cung không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao hơn và kéo theo nguy cơ thiếu hụt nhiều mặt hàng chủ lực trong danh sách thực phẩm bơ sữa như pho mát, kem hoặc sữa chua. Theo thời gian, giá sữa và các hàng hóa khác đang tăng lên. 

Theo bà Mary Ledman, Chiến lược gia ngành sữa toàn cầu tại Rabobank, biến đổi khí hậu làm tăng thêm sự bất ổn cũng như thay đổi trong nguồn cung sữa. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng mất an ninh lương thực thế giới. 

Hiện, ngành chăn nuôi đã chi rất nhiều tiền để làm mát cho đàn gia súc nhưng khoản chi này dường như vẫn không đủ trước diễn biến thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Ông Tom Barcellos, người đã nuôi và vắt sữa bò trong 45 năm ở Tipton, California cho biết, đã lắp đặt một hệ thống làm mát phức tạp tại trang trại của mình, với quạt và máy phun sương có thể xoay chiều. Tuy nhiên, sản lượng sữa thu được từ đàn bò 1.800 con của ông vẫn giảm mạnh. 

Ông nhận thấy, nếu ban đêm tăng để nhiệt độ cao hơn một chút cũng có thể làm giảm sản lượng sữa. Bởi kể cả vào buổi tối nếu để nhiệt độ cao nó sẽ khiến bò căng thẳng hơn và họ có thể mất 15%, thậm chí trong trường hợp tồi tệ nhất có thể giảm tới 20% sản lượng sữa. 

Ảnh minh hoạ 

Tại Ấn Độ cũng đang diễn ra tình cảnh tương tự. Ông Sharad Bhai Harendra Bhai Pandya và anh trai của mình có hơn 40 con bò ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Ông Pandya nuôi gia súc của mình trong trang trại có hệ thống phun sương làm mát nhưng sản lượng sữa tại đây vẫn giảm hơn 30% trong cái nắng nóng của mùa hè. 

Nhiệt độ tăng cao hàng năm khiến người nông dân phải tìm mọi cách khắc phục và đầu tư nhiều hơn vào các thiết bị, máy móc hỗ trợ tốn kém. Đáng nói, Ấn Độ đến nay vẫn là nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng nguồn cung. Sản lượng khổng lồ của quốc gia này phần lớn đến từ hàng chục triệu hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ, những người đang phải nuôi đàn bò có số lượng khiêm tốn. 

Là một quốc gia sản xuất sữa lớn, Australia cũng đang chứng kiến sản lượng sữa giảm mạnh. Đợt nắng nóng gần đây được đánh giá là một trong những tình trạng tồi tệ nhất của quốc gia này. 

Ông Nate Donnay, Giám đốc về thị trường sữa của tập đoàn StoneX Group, cho rằng, trong khoảng từ 5 đến 15 năm tới, sản lượng sữa sẽ giảm dần ở những vùng thiếu nước. Trong khoảng 15-30 năm tiếp theo, năng suất ở những khu vực đó sẽ thấp kỷ lục.

Đọc thêm

Xem thêm