Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:50 22/11/2022

Dự báo giá bạc biến động mạnh thời gian tới

Dự trữ kim loại bạc thế giới đang ở mức thấp kỷ lục, thậm chí chỉ bằng 1/4 so với năm 2021. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu dự kiến tăng đẩy giá bạc biến động mạnh vào cuối năm nay.

Theo dữ liệu từ báo cáo mới nhất của cơ quan giám sát thị trường kim loại bạc có trụ sở tại Mỹ Silver Institute, nhu cầu tiêu thụ bạc thế giới sẽ tăng 16% so với năm ngoái, lên mức cao kỷ lục mọi thời đại là 1,21 tỷ ounce vào cuối năm 2022. Điều này sẽ tạo ra mức thâm hụt bạc lớn nhất trong nhiều thập kỷ. 

Nguyên nhân nhu cầu bạc tăng lên là do nhu cầu sử dụng của bạc của các nhà chế tác trang sức, đồ gia dụng cũng như giới đầu tư bán lẻ toàn cầu được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục. Mặt khác, các nhà sản xuất ô tô cũng đang sử dụng nhiều bạc hơn khi số lượng các thiết bị điện tử trong xe tăng lên, tuy nhiên lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu. Các tấm pin năng lượng mặt trời chiếm khoảng 10% nhu cầu bạc. 

Nhu cầu bạc qua các năm. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ bạc ở Ấn Độ đang tăng gần gấp đôi trong năm nay do các nhà kinh doanh tận dụng mức giá thấp để bù đắp vào lượng dự trữ bị sụt giảm của năm 2020 và 2021. Do đó, thị trường bạc sẽ thiếu 194 triệu ounce trong năm 2022, gấp 4 lần con số được ghi nhận vào năm 2021. 

Lượng bạc dự trữ trong kho ở London và New York cũng đã giảm khoảng 370 triệu ounce, tương đương 25%, trong năm nay. Ông Morgan Lekstrom, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Silver Hammer Mining cho rằng, giá bạc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Ông cho biết thêm, kịch bản tốt nhất sẽ là giá ổn định trong khoảng từ 23 đến 25 USD/ounce. Triển vọng tăng giá xuất hiện khi giá bạc ổn định quanh mức 21,50 USD/ounce. 

Từ đầu năm đến nay, thị trường kim loại quý tăng trưởng rất tốt với hai mặt hàng sáng giá là bạc và bạch kim. Chỉ trong gần 3 tháng, giá bạc tăng 14% lên 25,9 USD/ounce, còn giá bạch kim cũng cao hơn gần 10% lên mức 1.031,2 USD/ounce. Cả hai mặt hàng kim loại quý này đều vượt qua mức tăng 8,5% của vàng, vốn được coi là kênh trú ẩn phổ biến nhất.

Hiện nay, căng thẳng tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện, khiến cho giá các mặt hàng năng lượng và thực phẩm tăng cao. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu. 

Sức ép kép này khiến cho thế giới có nguy cơ đối mặt với cú sốc lạm phát đình trệ, hiện tượng tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi giá cả hàng hóa tăng phi mã. Trước những triển vọng thiếu khả quan này, các nhà đầu tư đặt nhiều niềm tin hơn vào thị trường kim loại quý, và tiến hành dịch chuyển dòng tiền ra khỏi các thị trường rủi ro cao như thị trường chứng khoán, và thị trường tiền điện tử. 

Ảnh minh hoạ 

Dù vậy, giá kim loại quý vốn rất “nhạy cảm” với các thay đổi trong chính sách tiền tệ, nên lập trường cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện nay sẽ lấy lại vị thế cho đồng USD và tác động tiêu cực lên cả giá bạc và bạch kim.Do đó, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chọn cách bán kim loại này để đối phó với việc đồng USD mạnh lên và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng vọt. 

Tuy nhiên, nhìn vào những biến động ngắn hạn trong quá khứ, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra giá trị lâu dài của bạc khi nhu cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung. Đồng thời, bạc cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ nhu cầu tiêu thụ hàng thực. 

Có thể thấy, triển vọng tiêu thụ đối bạc đang được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm nay, tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu hụt về nguồn cung. Hiện, Silver Hammer đang phát triển nhiều dự án bạc ở Idaho và Nevada. Với rất ít dự án bạc trên khắp thế giới đang được triển khai, nguồn cung sẽ là một vấn đề lớn trong thị trường kim loại quý.

Đọc thêm

Xem thêm