Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:30 21/09/2022

Đồng USD tiếp tục là thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu

Đồng USD đang trải qua một đợt tăng giá chưa từng thấy, làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu. Sức mạnh của đồng bạc xanh đang tác động mạnh tới nhiều nước như lạm phát kỷ lục của châu Âu và mức thâm hụt thương mại lớn của Nhật Bản… Một số nước có nợ lớn bằng đồng USD đã mất khả năng chi trả.

Đồng USD đóng vai trò là tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính toàn cầu, nên sự biến động của nó gây ra những ảnh hưởng sâu rộng. Tác động của đồng USD mạnh hiện đang được cảm nhận rõ ràng nhất thông qua tình trạng thiếu nhiên liệu và thực phẩm ở Sri Lanka, tình trạng lạm phát cao kỷ lục ở châu Âu và mức thâm hụt thương mại lớn của Nhật Bản. 

Ảnh minh hoạ 

Hơn nữa nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để bảo vệ đồng tiền của họ phần lớn đều thất bại trước đà tăng giá không ngừng của đồng USD. Tuần trước, đồng USD đã vượt qua một ngưỡng quan trọng đối với đồng NDT của Trung Quốc, trong đó, lần đầu tiên kể từ năm 2020 1 USD đổi được hơn 7 NDT. 

Gần đây, các quan chức Nhật Bản cũng bắt đầu công khai bày tỏ lo ngại về tình trạng sụt giá quá sâu của đồng yên. Trong tuần này, các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao cuộc họp bàn chính sách của Fed để dự đoán về quỹ đạo của đồng USD. 

Nhiều dự báo cho rằng, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm ít nhất 0,75 điểm phần trăm để kiềm chế lạm phát trong cuộc họp gần nhất vào ngày 21/9, khiến đồng bạc xanh càng tăng giá. Chỉ số ICE U.S. Dollar Index, dùng để đo lường giá trị đồng USD đối với một giỏ các đồng tiền lớn khác, đã tăng hơn 14% trong năm 2022, và đang có xu hướng đạt mức cao kỷ lục kể từ lần đầu tiên nó được công bố vào năm 1985. 

Ngoài yên Nhật, thì đồng euro và bảng Anh cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên so với đồng bạc xanh. Nhiều đồng tiền ở các thị trường mới nổi đã chịu tác động ghê gớm: đồng bảng Ai Cập đã sụt giá 18%, đồng forint Hungary giảm 20% và đồng rand của Nam Phi mất 9,4%. 

Sự tăng giá của đồng USD thúc đẩy giới đầu tư trên toàn cầu rút tiền ra khỏi các thị trường khác để đầu tư vào các tài sản có hiệu suất cao hơn của Mỹ. Đối với Mỹ, đồng USD mạnh hơn đồng nghĩa với hàng nhập khẩu rẻ hơn, đây là làn gió tốt lành trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, và sức mua của người dân Mỹ tăng mạnh. Nhưng phần còn lại của thế giới lại đang căng mình chống đỡ do sức tăng của đồng USD. 

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng, nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới suy thoái và một chuỗi các cuộc khủng hoảng ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ khiến họ chịu tác động lâu dài. Cụ thể, áp lực tài chính đang gia tăng đối với các thị trường mới nổi như Sri Lanka và Pakistan, hai nước gần đây tìm kiếm gói vay giải cứu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Serbia cũng đã trở thành nước mới nhất mở cuộc đàm phán với IMF vào tuần trước. Raghuram Rajan, Giáo sư tài chính đến từ Trường Kinh tế thuộc ĐH Chicago, cho biết nhiều nước đã chưa trải qua chu kỳ lãi suất cao như hiện nay kể từ thập niên 1990. Có rất nhiều khoản nợ đã tăng lên do vay mượn trong đại dịch. Căng thẳng ở các thị trường mới nổi sẽ ngày càng gia tăng. 

Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế, đồng USD mạnh hơn làm tăng chi phí trả nợ cho những khoản vay bằng USD của các chính phủ và doanh nghiệp ở thị trường mới nổi. 32 thị trường mới nổi hiện có 83 tỷ USD nợ đến hạn thanh toán vào cuối năm tới. 

Giá nhập khẩu bằng đồng USD của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu tăng ở các nước nhỏ có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số nước buộc phải dự trữ đồng USD và các loại ngoại tệ khác để thanh toán hàng nhập khẩu và bình ổn đồng tiền của họ. 

Ảnh minh hoạ 

Ngân hàng Trung ương ở các thị trường mới nổi đã đưa ra những biện pháp mạnh tay để tránh cho đồng nội tệ bị mất giá. Như Argentina đã tăng lãi suất lên 75% để kiềm chế lạm phát và bảo vệ đồng peso. Ghana cũng khiến giới đầu tư giật mình khi nâng lãi suất lên 22% trong tháng trước, thế nhưng đồng tiền của họ vẫn trượt giá. 

Ở châu Âu, sự suy yếu của đồng euro trở nên trầm trọng hơn do lạm phát tăng tới mức kỷ lục, bắt nguồn từ cuộc chiến ở Ukraine khiến giá khí đốt và điện tăng đột biến. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đánh tín hiệu sẽ có chính sách quyết liệt hơn, và giới đầu tư dự báo rằng họ có thể nâng lãi suất lên 2,5%. Nhưng điều đó cũng không giúp được nhiều trong việc nâng giá của đồng euro. 

Gabriel Sterne, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi tại Công ty tư vấn Oxford Economics, cảnh báo nếu USD tăng giá thêm nữa thì đó sẽ là giọt nước tràn ly. Khi các thị trường cận biên đang ngấp nghé bên bờ vực với khủng hoảng, điều mà họ không muốn nhất là đồng USD mạnh hơn nữa.

Đọc thêm

Xem thêm