Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 22/04/2023

Đồng USD: Kênh đầu tư tài chính duy nhất giảm trong đầu năm 2023

Đồng USD là kênh đầu tư tài chính truyền thống (không tính tiền số) duy nhất giảm trong gần 4 tháng đầu năm 2023.

Kênh đầu tư tài chính duy nhất suy giảm

Hơn 3 tháng đầu năm 2023 là khoảng thời gian thị trường tài chính, bao gồm thị trường tài chính truyền thống (vàng, chứng khoán, đô la) biến động mạnh. Tuy nhiên, trong khi vàng và chứng khoán vẫn nỗ lực tăng trưởng thì đồng USD lại thụt lùi.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 20/4/2023, VN-Index dừng ở mức 1.049,25 điểm sau khi tăng từ mức 1.007,09 điểm, từ đó giúp vốn hóa thị trường sàn Hose tăng 168.000 tỷ đồng, tương đương 4,2% so với phiên cuối cùng của năm 2022.

Thị trường vàng cũng biến động mạnh với nhiều phiên giảm sâu nhưng được bù đắp bởi những ngày tăng nóng. Chính vì vậy, sau gần 4 tháng giao dịch, giá vàng SJC tăng khoảng 200.000 đồng/lượng, tương đương 0,3% lên hơn 67 triệu đồng/lượng.

Đồng USD là kênh đầu tư tài chính truyền thống (không tính tiền số) duy nhất giảm trong gần 4 tháng đầu năm 2023. Ảnh minh họa

Trong khi đó, đô la là kênh đầu tư tài chính truyền thống duy nhất suy giảm. Tới sáng 21/4/2022, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết ở mức: 23.290 đồng/USD (mua vào) - 23.660 đồng/USD (bán ra), giảm 90 đồng/USD chiều mua vào và giảm 70 đồng/USD chiều bán ra, tương đương 0,3%.

Vẫn dõi theo động thái của FED

Công ty chứng khoán Vndirect đưa ra thông tin trong cuộc họp tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng phạm vi mục tiêu lãi suất điều hành lên 4,75% - 5%. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng gần đây trong hệ thống ngân hàng Mỹ đã khiến FED không còn tuyên bố "tăng lãi suất liên tục" là phù hợp.

FED cho biết họ để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa và sẽ không cắt giảm lãi suất vào năm 2023. Tuy nhiên, dự báo thị trường có phần tích cực hơn trong việc nới lỏng so với quan điểm của FED.

Cụ thể, các thị trường hiện kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất là trong nửa cuối năm 2023 do khả năng xảy ra suy thoái. Ngay cả các quan chức FED cũng phải thừa nhận rằng nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ.

Chỉ số đồng USD (DXY) giảm mạnh sau khi FED đưa ra thông điệp ít “diều hâu” hơn về chính sách tiền tệ do khủng hoảng gần đây trong ngành ngân hàng. Tính đến ngày 13/4/2023, DXY giảm xuống còn 101,0 điểm, giảm 4,1% so với trước sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ.

Vndirect bình luận DXY giảm kéo theo tỷ giá USD/VND giảm 0,8% so với đầu năm xuống 23.445. Đồng USD cũng mất giá so với hầu hết các đồng tiền trong khu vực, bao gồm Malaysia Ringgit (-0,3% so với đầu năm), Philippine Peso (-1,0% so với đầu năm), Nhân dân tệ Trung Quốc (-1,3% so với đầu năm), Baht Thái Lan (-1,8% so với đầu năm) và Rupiah Indonesia (-5,9% so với đầu năm).

Nhờ áp lực tỷ giá giảm, Ngân hàng Nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối thêm khoảng 800 triệu USD trong tuần đầu tiên của tháng 4/2023, nâng tổng dự trữ ngoại hối lên khoảng 92 tỷ USD (tăng 4,8 tỷ USD kể từ đầu năm 2023).

Giảm áp lực tỷ giá

Vndirect cho rằng áp lực tỷ giá giảm trong quý II/2023 do FED có thể đưa ra các thông điệp ôn hòa hơn về chính sách tiền tệ tại cuộc họp tiếp theo vào đầu tháng 5 tới do khả năng suy thoái kinh tế gia tăng.

“Do đó, chúng tôi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong vùng 23.400 - 23.700 trong quý II/2023. Rủi ro tỷ giá gia tăng đến từ (1) áp lực lạm phát cao bất ngờ và lâu hơn dự kiến ở Mỹ, (2) kiều hối và dòng vốn FDI sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong bối cảnh kinh tế toàn cầu trì trệ”, Vndirect nhận định.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán KBSV dự báo trong quý II/2023, tỷ giá trong nước sẽ biến động nhẹ quanh 23.500 đồng/USD khi DXY Index được dự báo biến động quanh 102 điểm nhờ việc FED sẽ kết thúc lộ trình tăng lãi suất vào cuối quý II/2023; Nguồn cung ngoại tệ dồi dào trở lại là yếu tố giúp cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua USD, gia tăng dự trữ ngoại hối.

“Cụ thể, theo ước tính của chúng tôi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được 4 tỷ USD trong quý I/2023 khi tỷ giá trong nước về mức 23.450 đồng/USD. Đây cũng là mức giá mua USD từ Ngân hàng Nhà nước”, KBSV dự báo.

Cho cả năm 2023, KBSV kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể mua 10 - 12 tỷ USD, tương ứng mức trung bình trong 10 năm từ 2012 - 2021, giúp gia tăng dự trữ ngoại hối, nhờ: Nguồn cung ngoại tệ tốt đến từ kiều hối và giải ngân FDI ổn định, duy trì xuất siêu dù kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm nhanh hơn, và vay nợ ròng nước ngoài; DXY Index đang trong đà suy yếu khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ tăng lên kể từ sau vụ sụp đổ 3 ngân hàng tại Mỹ.

Đọc thêm

Xem thêm