Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 23/09/2022

Đồng tiền Việt Nam mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới, khoảng gần 4%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thời gian gần đây, nhiều ngân hàng trung ương thế giới đã điều chỉnh lãi suất, khiến tỷ giá ngoại tệ biến động rất mạnh.

Đặc biệt, tính đến ngày 22/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 3 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp. Đặc biệt, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều khả năng từ nay đến cuối năm FED sẽ có ít nhất 1 lần tăng lãi suất nữa.

Họp báo của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá và lãi suất.

Trước hiện tượng này, đại diện NHNN nhận định, diễn biến lạm phát thế giới và điều hành của FED gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư, dòng vốn rút ra tạo áp lực mất giá lớn đối với đồng tiền của các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Việc điều chỉnh lãi suất của FED sẽ khiến đồng USD mạnh lên, tuy nhiên, các đồng ngoại tệ khác sẽ mất giá.

Đến sáng 20/9, rất nhiều ngoại tệ đã mất giá so với USD. Cụ thể, đồng Yên Nhật mất khoảng 25,18%, đồng Bath Thái Lan mất giá 11,95%, Nhân dân Tệ của Trung Quốc mất 10,9%, đồng Euro mất 13,49%, Bảng Anh mất 20%, Peso Philippines giảm 13,65%, đồng Won Hàn Quốc giảm 17,57%,...

Về vấn đề này, ông Phạm Chí Quang, Phó Cục trưởng Cục Chính sách Tiền tệ, NHNN nhấn mạnh: Đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới, khoảng gần 4%.

Theo ông Quang, trong bối cảnh FED liên tục điều chỉnh tăng lãi suất và hiện đang cao nhất trong vòng 40 năm qua. Điều này đã khiến giá trị của USD so với các ngoại tệ khác tăng vọt và tác động trực tiếp vào ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Quang giải thích: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu có sự phân hóa rõ ràng. Trong đó, với nhóm doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng nhập siêu. Ngược lại, nhóm doanh nghiệp FDI lại đang xuất siêu.

Vì vậy, khi USD tăng giá, sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng lợi.

“Chúng ta là nước có độ mở kinh tế cao, nên trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng nhập siêu, tức là chúng ta nhập khẩu luôn lạm phát của họ. Do đó, nếu để đồng tiền mất giá quá lớn sẽ gây ra áp lực rất lớn cho nhập khẩu. Điều này sẽ tác động rất lớn tới mặt bằng chung giá cả trong nước”, ông Phạm Chí Quang nói.

Đọc thêm

Xem thêm