Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:40 12/06/2023

Đông Nam Á không thể 'cứu' hàng hóa Trung Quốc

(CLO) Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc không thể dễ dàng dựa vào các nước láng giềng với tư cách là thị trường xuất khẩu trong tình trạng suy thoái toàn cầu.

SCMP đưa tin, dòng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc chảy sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày càng tăng, tuy nhiên chưa đủ "tạo sức bật". Trong thời đại dịch Covid-19, khối 10 thành viên đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trên cơ sở khu vực.

Những container hàng hoá ở cảng Thanh Đảo của Trung Quốc, tháng 6/2022 - Ảnh: Getty/CNN.

 

Xuất khẩu của Trung Quốc "hụt hơi"?

Trong tháng 5, xuất khẩu sang Đông Nam Á đã giảm 16% so với một năm trước, kéo tổng xuất khẩu của Trung Quốc đi xuống.

Đồng thời, xuất khẩu sang Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia - đã giảm 18% so với một năm trước tính theo đồng đôla Mỹ trong tháng Năm.

Theo dữ liệu hải quan, ở mức 42,48 tỷ USD, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đi Mỹ trong tháng 5 nhiều hơn 41,49 tỷ USD hàng hóa quốc gia đông dân thứ hai thế giới xuất khẩu sang Đông Nam Á trong tháng đó.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc Đại lục tại JLL, cho biết Đông Nam Á không thể bù đắp hoàn toàn tổn thất từ thị trường Mỹ.

Các doanh nghiệp ở xứ cờ hoa cũng đang phải giải quyết tình trạng hàng tồn kho cao không bán được trong nửa cuối năm ngoái do lạm phát cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 2,1% vào năm 2022 xuống còn 1,6% trong năm nay.

Tín hiệu thương mại của Trung Quốc có dấu hiệu "hụt hơi" trong 6 tháng đầu năm. Nhìn lại 2022, quốc gia này lập kỷ lục thặng dư thương mại, khi lĩnh vực xuất khẩu của nước này đạt tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong phần lớn thời gian của năm, mang lại sự hỗ trợ rất cần thiết cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vốn đã “liêu xiêu” vì đại dịch.

Trong ảnh là con tàu chở hàng đi từ cảng Yên Đài của Trung Quốc đến Indonesia vào ngày 23 tháng 4 năm 2023. Ảnh: Getty/CNBC.

 

Tuy nhiên, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12 có thể báo hiệu cho những thách thức vào đầu năm 2023 khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu.

Năm 2022, số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy tổng giá trị thương mại hàng hoá của nước này đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2022 là 42,07 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,3 nghìn tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2021.

Nếu tính bằng USD, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 7% trong năm 2022, còn nhập khẩu tăng 1,1%. Từ đó dẫn đến mức thặng dư thương mại 877,6 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục cũ 676 tỷ USD thiết lập vào năm 2021.

Tín hiệu ảm đạm từ Đông Nam Á 

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của ASEAN dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 4,6% trong năm nay, giảm so với tốc độ 5,7% của năm ngoái.

“Sự sụt giảm đáng kể trong tháng 5 tái khẳng định sự nghi ngờ của chúng tôi rằng dữ liệu xuất khẩu hàng tháng của Trung Quốc sang một số nền kinh tế ASEAN - đặc biệt là Việt Nam, Singapore, Malaysia và Thái Lan - có thể bị ảm đạm phần nào”, các nhà kinh tế của Nomura cho biết trong một ghi chú hôm thứ Tư.

“Với sự sụt giảm rõ ràng, xuất khẩu sang ASEAN đã từ động lực chính trở thành lực cản, đóng góp âm -2,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung trong tháng 5”.

Mỹ và ASEAN mỗi bên chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5, theo tính toán của CNBC về dữ liệu Wind Information.

Dữ liệu cho thấy trên cơ sở hàng năm, khối này có thị phần cao hơn một chút, ở mức 16% xuất khẩu của Trung Quốc so với 14% của xứ cờ hoa.

Một cửa hàng bán lẻ lò nướng tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 16-4 - Ảnh: REUTERS.

 

Các nhà phân tích của Nomura cho biết: “Trong tương lai, xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ giảm hơn nữa do cơ sở cao, suy thoái sản xuất toàn cầu ngày càng sâu sắc và các biện pháp trừng phạt thương mại gia tăng từ phương Tây”.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc do lạm phát vẫn cao, bất ổn tài chính và căng thẳng địa chính trị gia tăng, dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN được nhiều tổ chức tài chính quốc tế điều chỉnh giảm trong năm nay.

Mức tăng trưởng GDP dự báo cho khu vực ASEAN 2023 đều dưới 5%. Nhưng nếu so với mức tăng trưởng chung của thế giới là khoảng 3% đây vẫn được đánh giá là mức tăng tương đối cao.

Với hơn 660 triệu dân, quy mô nền kinh tế số của ASEAN có thể tăng gấp 10 lần hiện nay, lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030, đóng góp 28% GDP cả khu vực.

Chiến lược thương mại khu vực

Sự sụt giảm xuất khẩu xảy ra khi quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng và Bắc Kinh đã tìm cách thúc đẩy thương mại với các nước đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Jack Zhang, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Kansas, nói với CNBC trong một email: “Sẽ đắt hơn 20-25% khi bán nhiều thứ cho Mỹ, đặc biệt là hàng hóa trung gian như linh kiện máy móc,..."

Ông nói: “Việc thúc đẩy thương mại với các nước đang phát triển trở nên cấp bách với việc đóng cửa thị trường Mỹ và thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc đổ vỡ sau chiến tranh Ukraine".

Khối 10 quốc gia - cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand  đã ký một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc vào năm 2020. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hiệp định lớn nhất trên thế giới.

Bắc Kinh cho biết họ cũng muốn tham gia một khối thương mại khác - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Mỹ không phải là một phần của CPTPP, trong khi Vương quốc Anh đã công bố một thỏa thuận tham gia vào tháng Ba.

Ông Zhang cho biết RCEP đã thúc đẩy thương mại của Trung Quốc với ASEAN, cũng như sự chuyển dịch của một số ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang khu vực này.

Trong khi đó, ông lưu ý rằng “Trung Quốc đã tăng cường đàm phán về FTA Trung Quốc - ASEAN (CAFTA 3.0), họ đang khám phá các FTA với Mercusor ở LatAm và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)".

Ông Pang chỉ ra rằng xứ cờ hoa là một thị trường duy nhất so với một nhóm gồm 10 quốc gia, đồng thời cho biết thêm rằng các công ty cũng có thể bán với tỷ suất lợi nhuận cao hơn tại thị trường này.

Thương mại là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.

Ông Tao Wang, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á và nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng Đầu tư UBS, chia sẻ với các phóng viên hôm thứ Hai rằng xuất khẩu vẫn chiếm khoảng 18% nền kinh tế, mặc dù con số này thấp hơn nhiều so với mức khoảng 30% mà nó từng có.

Tăng trưởng toàn cầu chậm lại, đặc biệt là ở Mỹ và Đông Nam Á, không phải là tín hiệu tốt cho triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc.

“Chúng tôi cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ vẫn giảm, vì chúng tôi dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái trong nửa cuối năm trong khi áp lực giảm dự trữ toàn cầu tiếp tục gia tăng,” Lloyd Chan, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư.

Đọc thêm

Xem thêm