Thị trường hàng hóa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho rằng, việc trái chuối Việt Nam chính thức bước vào thị trường Trung Quốc là thành quả cho sự nỗ lực, miệt mài, sáng tạo của người trồng chuối nước ta. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ, tiếp sức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, bộ ngành liên quan ở Trung ương, cùng các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Để sản phẩm chuối tiếp tục phát triển mạnh và bền vững, lãnh đạo tỉnh đồng Nai bày tỏ mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó tính.
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 154.000 ha diện tích trồng chuối, trong đó, tỉnh Đồng Nai lớn nhất, với hơn 13.100 ha, chiếm hơn 8,5%. Tại khu vực Đông Nam Bộ, diện tích trồng chuối của Đồng Nai chiếm đến 70%.
Diện tích cây chuối ở Đồng Nai tập trung nhiều ở các huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán. Năng suất trung bình khoảng 40 đến 45 tấn/ha. Sản lượng ước tính 450.000 tấn/ năm, trong số này, hơn 80% là để xuất khẩu. Giống chuối được trồng phổ biến là giống chuối già Nam Mỹ, chuối Sứ, chuối Cau. Chuối tươi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Năm 2022, tỉnh Đồng Nai đã xuất khẩu trên 400.000 tấn chuối. Dự kiến, năm 2023 xuất khẩu trên 500.000 tấn.
Hiện nay, cả nước có 35 tỉnh với 286 mã số vùng trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đồng Nai là tỉnh đứng đầu cả nước về số lượng mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và Tổng Cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt với 30 vùng trồng với gần 40 cơ sở đóng gói. |
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm