Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 03/05/2024

Doanh nghiệp tinh dầu quế đau đáu nỗi lo xuất khẩu

DNVN - Tinh dầu quế của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu, sử dụng trong nước chỉ một phần nhỏ. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu quế đang đau đáu bài toán xuất khẩu khi lượng tồn kho cao do vướng quy định pháp lý.

Vướng cơ chế

Hơn mười năm nay diện tích trồng và sản lượng quế tại nước ta tăng nhanh chóng. Năm 2000 chỉ có 13.863 ha, đến năm 2023 đã lên tới 186.000 ha. Hiện Việt Nam đã trở thành nước có diện tích quế lớn nhất trên thế giới với sản lượng vỏ quế đạt 72.000 tấn vào năm 2023.

Việt Nam cũng vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế. Năm 2023, Việt Nam chiếm khoảng 34,4% thị phần thương mại quế toàn cầu, với các thị trường tiêu thụ chính là Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Mỹ...

Tại toạ đàm "Quế và tinh dầu quế" sáng ngày 25/5 tại Hà Nội, PGS, TS Bùi Quang Thuật - nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thực phẩm đánh giá, do được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn, quế Việt Nam có những thuận lợi lớn để vươn tới các thị trường đầy tiềm năng.

Nhu cầu về quế trên thế giới vẫn đang đà tăng lên mặc dù đã có dấu hiệu chững lại về giá quế. Diện tích trồng quế ở nước ta vẫn còn dư địa phát triển. Hơn nữa, thời gian tới, hàng loạt diện tích quế trồng mới chục năm trở lại đây đã có thể thu hoạch vỏ.

Toạ đàm "Quế và tinh dầu quế" do Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST) và Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị tổ chức.

Ông Trần Bình Duyên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam chia sẻ, thị trường quế vỏ hiện nay dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, một vài nước vùng Trung Á, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với tinh dầu quế, được sử dụng trong nước một phần nhỏ, số lượng chủ yếu xuất khẩu sang một số nước Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á và một số nước khác.

Tuy nhiên, ngành sản xuất tinh dầu quế hiện đối mặt với không ít thách thức. Các nước có nhu cầu tinh dầu quế đều đòi hỏi chất lượng tinh dầu ổn định, có tiêu chuẩn rõ ràng và hàm lượng hoạt chất cao.

Điều đáng nói, 2 năm nay xuất khẩu tinh dầu quế vướng mắc về cơ chế quản lý. Một số nơi tồn kho cao như tỉnh Lào Cai tồn 200 - 400 tấn chưa xuất khẩu được. Trong khi đó, số lượng tồn kho tại tỉnh Yên Bái còn nhiều hơn.

Theo Thông tư 48 của Bộ Y tế quy định quản lý theo nguyên liệu làm thuốc, tinh dầu quế (và một số tinh dầu khác) thuộc kinh doanh có điều kiện. Bộ Y tế và hải quan áp mã HS khi xuất khẩu nên một số doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu, gây ách tắc.

Cũng đề cập đến vướng mắc về cơ chế, pháp lý, ông Vũ Văn Thắng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Triều Dương (Lào Cai) cho biết, hiện nay, tinh dầu thuộc nhóm ngành sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhưng lại phải áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về sản phẩm dược liệu cổ truyền.

Những doanh nghiệp tinh dầu non trẻ gặp nhiều khó khăn về chi phí tuân thủ. Vừa rồi, Bộ Y tế đã có tháo gỡ khó khăn trước mắt cho việc xuất khẩu tinh dầu quế nhưng về lâu dài phải sửa các quy định và thông tư liên quan.

Vấn đề hành lang pháp lý trong chế biến sản xuất tinh dầu và chế biến sâu còn rất nhiều vướng mắc. Theo quy định hiện nay của Bộ Công Thương, tinh dầu quế sau chế biến sâu thuộc danh mục quản lý công trình cấp 1.

Các doanh nghiệp tinh dầu quế còn non trẻ nên gặp nhiều khó khăn.

"Là công trình cấp 1 phải đáp ứng tất cả các yêu cầu từ tư vấn địa chất, tư vấn thiết kế, tư vấn nghiệm thu sản xuất... Nếu áp dụng như vậy, các doanh nghiệp tinh dầu hiện nay vốn còn rất non trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi vướng rất nhiều thủ tục về chế biến sâu", ông Thắng nêu.

Ngoài ra, theo ông Thắng, các DN sản xuất tinh dầu quế hiện nay còn yếu trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đa phần các DN chưa thể chế biến sâu nên phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài.

Theo TS Bùi Thị Bích Ngọc - Giám đốc Trung tâm Dầu, Hương hiệu và Phụ gia thực phẩm (Viện Công nghệ thực phẩm Việt Nam), công nghệ chưng cất tinh dầu quế cũng dần được hoàn thiện nhưng vẫn ở trình độ chưa cao và chưa được nhà sản xuất thật sự coi trọng, nhất là khâu tiêu chuẩn hóa nguyên liệu. Xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất như công đoạn ủ và công đoạn nghiền nguyên liệu. Do vậy, hiệu suất khai thác tinh dầu còn thấp, chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với lượng tinh dầu có trong nguyên liệu.

Chất lượng tinh dầu không cao, hàm lượng cinnamaldehyde thấp (70 – 78%), trong khi hàm lượng coumarin quá cao (2 – 5%) nên khó xuất khẩu theo đường chính ngạch, giá thành tinh dầu thấp và luôn bị ép giá.

Cần hành lang pháp lý thông thoáng

Giám đốc Công ty TNHH MTV Triều Dương Vũ Văn Thắng cho rằng, tinh dầu là ngành non trẻ nên cần thiết phải tập hợp đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học kết hợp với DN để tối ưu hoá sản xuất, áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao công suất chiết xuất và hiệu quả tiêu thụ.

Cùng với đó, cần hoàn thiện các công nghệ chế biến sâu tinh dầu và xử lý toàn bộ chuỗi các sản phẩm khác từ tinh dầu tách ra để nâng cao giá trị cũng như các thành phần khác có giá trị trong tinh dầu.

Quy hoạch các cơ sở chế biến, kể cả cơ sở chế biến tinh dầu thô cũng như chế biến sâu tinh dầu để bảo đảm rằng "không giẫm chân vào nhau".

Đặc biệt, hành lang pháp lý phải thông thoáng, điều chỉnh các quy định chưa hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Trong khi đó, theo TS Bùi Thị Bích Ngọc, cần đầu tư nghiên cứu sâu để làm chủ được công nghệ chưng cất phân đoạn tinh dầu quế, tạo ra các sản phẩm có độ tinh khiết và giá trị cao, có thể xuất khẩu được vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU...

Mặt khác, phát triển và làm chủ công nghệ chuyển hóa các sản phẩm có giá trị cao từ tinh dầu quế để đa dạng hóa được sản phẩm tinh dầu, nâng cao giá trị tinh dầu nói riêng và cây quế nói chung.

Cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, sự giúp sức của các hiệp hội ngành nghề để tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp tinh dầu quế có thể xuất khẩu trở lại bình thường, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất tinh dầu quế và tinh dầu gia vị khác.

Đọc thêm

Xem thêm