Thị trường hàng hóa
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), bán hàng thép thành phẩm đạt 6,5 triệu tấn, giảm 3,4% so với quý I/2023, và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, các doanh nghiệp tập trung nhiều vào hoạt động bán hàng ra thị trường nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước vẫn ảm đạm. Điều này giúp xuất khẩu thép thành phẩm quý II đạt 2,2 triệu tấn, tăng lần lượt 33% và 21,7% so với quý I/2023 và quý II/2022.
Trong khi đó, tốc độ suy giảm của sản xuất thép thành phẩm mạnh hơn so với tiêu thụ. Trong quý II, sản xuất thép thành phẩm đạt 6,4 triệu tấn, giảm 17,3% so với quý I/2023, và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.
Điều này dẫn đến lượng tồn kho của các doanh nghiệp thép trong quý II giảm.
Điển hình như CTCP Tập đoàn Hoà Phát, tại thời điểm 30/6, hàng tồn kho của công ty là 32.261 tỷ đồng, giảm 7% so với thời điểm cuối quý I và thấp hơn 50% so với cùng kỳ. Đây đồng thời là mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.
Tiêu thụ các mặt hàng thép của tập đoàn có xu hướng tăng dần qua từng tháng trong nửa đầu năm nay và đạt mức cao nhất vào tháng 6. Số ngày tồn kho đã được hạ xuống thấp và duy trì ổn định trong vòng một năm trở lại đây và đang tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt đối với nguyên nhiên liệu đầu vào.
Tương tự, tồn CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cũng chỉ bằng một nửa so với thời điểm cuối quý II năm ngoái và giảm 10% so với cuối quý I. Số ngày tồn kho là 79 ngày, giảm mạnh so với 103 ngày của cùng kỳ năm ngoái.
Việc duy trì chính sách giảm tồn kho này giúp doanh nghiệp bảo toàn nguồn lực vốn lưu động và củng cố nội lực làm dày lên biên lợi nhuận. Ngoài ra, việc điều chỉnh mức tồn kho xuống thấp từ cuối năm ngoái đã phát huy tác dụng, giúp giá than và quặng đưa vào sản xuất thép phản ánh sát và tận dụng được các bước giảm của thị trường, đặc biệt đối với giá than, nhờ đó hạ giá thành sản xuất thép đáng kể so với những kỳ trước đó, giúp cho giá vốn hàng bán có những cải thiện.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm