Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:08 25/04/2024

Doanh nghiệp nội trở lại cuộc đua mở rộng quỹ đất

Thị trường mở rộng quỹ đất sẽ chứng kiến sự trở lại của nhiều doanh nghiệp nội sau 2 năm tái cơ cấu.

Cushman & Wakefield đánh giá, trong cuộc đua mở rộng quỹ đất năm 2023, khối ngoại chiếm ưu thế . Tuy nhiên, thị trường 2024 sẽ chứng kiến sự trở lại nhiều hơn của doanh nghiệp nội sau 2 năm tái cơ cấu. Xu hướng của năm nay sẽ là các doanh nghiệp nội giàu tiềm lực tiếp tục cuộc đua thâu tóm quỹ đất sạch, còn khối ngoại đẩy mạnh săn các dự án gặp khó về tài chính.

Doanh nghiệp nội trở lại cuộc đua mở rộng quỹ đất

 

“Khẩu vị đầu tư của các doanh nghiệp lúc này là dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt, có giá trị thật, có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển”, bà Trang Bùi nói.

Báo cáo thị trường quý I/2024 của Viện Nghiên cứu Kinh tế Tài chính Bất động sản Dat Xanh Services (DXS - FERI) cho thấy, cuộc đua săn quỹ đất trên thị trường ngày càng đa dạng. Các chủ đầu tư nhắm đến nhiều nhiều địa phương mới, như Vinhomes đầu tư khu đô thị tại Long An, Cần Giờ, Cam Lâm…; PV Invest “Nam tiến” với dự án tại đảo Đại Phước; các chủ đầu tư phía Nam đẩy mạnh “Bắc tiến” như CapitaLand, Keppel Land, Phú Mỹ Hưng…; Hà Đô nghiên cứu làm khu đô thị tại Kiên Giang, Hưng Yên, Nam Định…

TS. Phạm Anh Khôi, Viện trưởng DXS - FERI khẳng định, thị trường M&A cũng đa dạng về loại hình. Trong đó, bất động sản công nghiệp đang là kênh thu hút sự quan tâm nhiều nhất của nhà đầu tư. Dòng vốn cũng có xu hướng dịch chuyển và gia tăng ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng và bán lẻ.

“Có nhiều “tay chơi” mới gia nhập thị trường. Có thể kể đến như Tập đoàn Central Pattana (Thái Lan) gia nhập thị trường bán lẻ tại Việt Nam; Tập đoàn TH vừa đề xuất đầu tư Dự án Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng (tỉnh Lâm Đồng); Tập đoàn Thủy sản Minh Phú lấn sân sang mảng bất động sản với dự án nhà ở xã hội tại Cà Mau”, ông Khôi nói.

Ngoài ra, việc chủ đầu tư lập sàn môi giới nội bộ cũng là xu thế tất yếu yếu phục vụ chiến lược bán hàng dài hạn, đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái về dịch vụ bất động sản. Đây là chiến lược mới trong chu kỳ mới.

“Việc hoàn thiện pháp lý cũng là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nhưng không thể bỏ qua. Các chủ đầu tư cần đảm bảo rằng, mọi thủ tục, hợp đồng và văn bản pháp lý liên quan được xử lý một cách chính xác và minh bạch để tránh rủi ro pháp lý trong tương lai”, ông Khôi nhận định.

Viện trưởng DXS - FERI cho biết thêm, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực và được đánh giá là đang trên đà hồi phục. Thời gian hồi phục nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các yếu tố tác động cả vĩ mô và vi mô, trong đó quan trọng nhất là sự cải thiện niềm tin thị trường.

Đọc thêm

Xem thêm